Sẽ thí điểm thành lập Văn phòng giám định tư pháp

Giám định viên Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Tuyên Quang đang giám định dấu vân tay trên tang vật (ảnh minh họa).
Giám định viên Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Tuyên Quang đang giám định dấu vân tay trên tang vật (ảnh minh họa).
(PLO) - Bộ Tư pháp đang đưa ra lấy ý kiến dự thảo Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (GĐTP)” đến năm 2022, trong đó đáng chú ý là dự kiến sẽ tổ chức thí điểm thành lập Văn phòng GĐTP ở một số lĩnh vực, chuyên ngành mà người dân, xã hội có nhu cầu lớn.

Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 (Đề án 258) sau hơn 05 năm triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả.

Có biến chuyển nhưng chưa phải là căn bản, đột phá

Cùng với Luật GĐTP năm 2012 và 38 văn bản hướng dẫn do Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực giám định ban hành, các chế độ chính sách đối với người GĐTP được quan tâm, chăm lo hơn; hệ thống tổ chức GĐTP công lập trong lĩnh vực pháp y được củng cố, hoàn thiện một bước; cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động của các tổ chức GĐTP được quan tâm đầu tư, tăng cường; đội ngũ giám định viên tư pháp, người GĐTP theo vụ việc có sự phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng; phạm vi GĐTP được mở rộng gắn với việc cho phép một số người tham gia tố tụng quyền tự mình yêu cầu GĐTP; chất lượng và hiệu quả hoạt động GĐTP đã được nâng lên một bước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hoạt động tố tụng; quản lý nhà nước về hoạt động GĐTP có sự đổi mới...

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, Bộ Tư pháp đánh giá, công tác GĐTP tuy đã có biến chuyển nhưng chưa phải là căn bản, đột phá, còn có những hạn chế, bất cập như nhận thức của các cấp, các ngành về GĐTP có được nâng lên nhưng chưa đầy đủ và thống nhất; thể chế cần tiếp tục hoàn thiện; nhiều vướng mắc, khó khăn trong hoạt động GĐTP cần tiếp tục giải quyết, nhất là trước yêu cầu của tình hình mới của cải cách tư pháp và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. 

Dự thảo Đề án đưa ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đó là tiếp tục hoàn thiện chế định GĐTP, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho tổ chức, hoạt động, quản lý GĐTP đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống tổ chức GĐTP từ Trung ương xuống địa phương và tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm điều kiện hoạt động GĐTP; phát triển đội ngũ người GĐTP cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GĐTP, đổi mới hoạt động trưng cầu, yêu cầu giám định, đánh giá kết luận giám định; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về công tác GĐTP và thực thi pháp luật.

Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp

Đáng chú ý, nhằm đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa hoạt động GĐTP, Dự thảo Đề án đã giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xã hội hóa hoạt động GĐTP trong thời gian tới cho Bộ Tư pháp. Đồng thời có quy định về tổ chức thí điểm thành lập Văn phòng GĐTP ở một số lĩnh vực, chuyên ngành mà người dân, xã hội có nhu cầu lớn như một số chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự (dấu vết tài liệu, ADN...) và một số lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Đề án. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo hướng tăng cường xã hội hóa GĐTP ở những lĩnh vực có nhiều nhu cầu giám định.

Bên cạnh đó, để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ người GĐTP, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng thì cần tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp lý cho đội ngũ người GĐTP theo yêu cầu và đặc thù của từng lĩnh vực giám định; rà soát, củng cố và phát triển đội ngũ giám định viên tư pháp và người GĐTP theo vụ việc ở từng lĩnh vực gắn với nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng bảo đảm phục vụ kịp thời, có chất lượng yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, phòng chống tham nhũng; đặc biệt là hoàn thiện và thực thi chính sách đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và phi vật chất đối với những người làm GĐTP. Đây được coi là một trong những nhóm giải pháp quan trọng, trực tiếp bảo đảm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GĐTP. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?