Sáng mãi đạo lý hướng về cội nguồn, “đền ơn, đáp nghĩa”

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt và luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn Dân ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ. Với tấm lòng hướng về cội nguồn, “đền ơn, đáp nghĩa”, trong những ngày tháng 7 người dân trên khắp đất nước Việt Nam luôn tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền bối, anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Hướng về cội nguồn - nét đặc trưng của văn hóa của người Việt Nam

Đạo lý cội nguồn là một trong những nét đẹp mang tính tiêu biểu của văn hóa dân tộc Việt. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đạo lý cội nguồn đã trở thành chất kết dính của cộng đồng người Việt và đã góp phần to lớn trong việc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt vượt qua mọi nguy hiểm, đánh bại mọi kẻ thù của dân tộc để giành và bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Con người có tổ có tông / Như cây có cội như sông có nguồn” - câu ca dao ấy luôn nhắc nhở mỗi người dân đất Việt hướng về nguồn cội của mình, nhớ đến nguồn gốc, biết ơn ông bà, tổ tiên của mình. Và ngay từ buổi lập quốc, truyền thống hướng về cội nguồn luôn là một trong những đức tính tốt đẹp, trở thành phương thức ứng xử của mỗi con người Việt Nam.

Đạo lý sống của người Việt luôn luôn hòa đồng, gắn kết không chỉ trong mối quan hệ ruột thịt mà bao gồm cả cộng đồng xã hội: “Đường đi cách bến đến cách sông / Muốn qua dòng nước nhờ ông lái đò”. Vượt lên tất cả, với người Việt, mối quan hệ hệ Nước - Nhà là mối quan hệ đặc biệt, Nước luôn luôn gắn với Nhà. Tự bao đời nay, mỗi người Việt Nam đều xác định trách nhiệm của mình với nước - “Nợ nước thù nhà”. Có lẽ ít có dân tộc nào trên thế giới, những người có công với nước, với dân lại được ghi nhận tôn thờ như chính bậc sinh thành của mình.

Thành ngữ có câu “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”. “Cha” ở đây là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (sinh vào khoảng cuối năm 1120, mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý 1300). Ông là người cầm quân ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông - 1258, 1285 và năm 1288 được phong chức Quốc Công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Tương truyền, sau khi mất ông hiện Thánh (Đức Thánh Trần) được thờ ở đền Kiếp Bạc (Hải Dương) Bảo Lộc, Yên Cư (Ninh Bình), Thành phố Hồ Chí Minh…;

“Mẹ” ở đây là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, bà là công chúa Quỳnh Hoa, con của Ngọc Hoàng, vì làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian năm 1557; Công chúa đã đầu thai vào nhà họ Lê ở xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, Nam Định. Sau khi được về trời, bà lại xuống hạ giới để cứu giúp dân. Bà mất ngày 3 tháng 3 âm lịch, được sắc phong là Thượng đẳng tối linh Thần, được thờ ở Phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng, đền Phố Cát (Thanh Hóa), đền Phủ Giầy (thành phố Hồ Chí Minh). Người Việt Nam tôn vinh Trần Hưng Đạo là cha, Liễu Hạnh là mẹ. Ngày giỗ của Trần Hưng Đạo và Liễu Hạnh đã trở thành lễ hội dân gian của người Việt Nam. Trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, những anh hùng dân tộc, dù đã trải qua hàng ngàn năm, vẫn được tôn thờ, ghi nhớ công lao, trở thành “Thành hoàng làng” đang bảo vệ cuộc sống bình yên cho từng cộng đồng dân cư người Việt.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Tiếp tục phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tháng 6/1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang trong thời kỳ gay go, ác liệt và trước bộn bề biết bao công việc của người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nghĩ đến sự hy sinh oanh liệt của những người con của dân tộc trên các chiến trường, Người đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm Ngày thương binh - liệt sĩ, để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, ghi nhớ công ơn đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công lao với đất nước.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 6/1947 tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc, Nha thông tin tuyên truyền,... để nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm làm ngày Thương binh toàn quốc.

Nhân ngày 27/7/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, trong đó nhấn mạnh: “Khi ngoại xâm ồ ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mạng, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hi sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hi sinh gia đình và tài sản của họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó những người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở trên chiến trường. Đó thương binh, đó là tử sĩ”.

Ghi nhận, biết ơn sự hy sinh xương máu của các thương binh, liệt sĩ, Nhà nước Cách mạng Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm xác định trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội đối với thương binh gia đình liệt sĩ. Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên của nhà nước ta, quy định rõ chế độ chính sách, đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ nhằm động viên, nêu cao tinh thần hi sinh của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Sau Đại thắng Mùa xuân 1975, ngày 8/7/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 223/CT-TW lấy ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày thương binh liệt sĩ” của cả nước.

Ngày 29/8/1994, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Cùng trong ngày 29/8/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Tiếp đến, ngày 10/9/1994, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Sau khi các Pháp lệnh trên được ban hành, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định thi hành. Các Pháp lệnh trên đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm thể chế hóa chủ trương đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những người có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ghi nhớ công lao hy sinh to lớn đối với những người đã hy sinh vì đất nước, Đảng và Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện chính sách - chính sách pháp luật và chính sách xã hội để đền đáp sự hy sinh vô bờ bến của những người con dân tộc. Trong sự phát triển mới của đất nước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã được phát huy mạnh mẽ thông qua phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và thực sự trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn xã hội, thu hút mọi tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân tham gia một cách tích cực và tự giác.

“Đền ơn đáp nghĩa” đã thực sự trở thành một nét văn hóa mới, góp phần làm gia tăng giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam. Ghi nhớ, đền đáp công ơn đối với những người hi sinh vì nước, vì dân đã trở thành quy tắc, hành vi của mỗi con người Việt Nam, được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức. Ngày nay, quy tắc hành vi ấy - bên cạnh tiếp tục được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức, lại được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật. Đây chính là một trong những nét mới của văn hóa pháp lý Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Đọc thêm

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.