Sáng 13/6, thí sinh Hà Nội thi 2 môn Toán và Lịch sử

Sáng nay, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán trong 90 phút và làm bài thi môn Lịch sử trong 45 phút.
Sáng nay, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán trong 90 phút và làm bài thi môn Lịch sử trong 45 phút.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng nay (13/6), hơn 93.000 thí sinh tại Hà Nội bước vào buổi thi cuối cùng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập với 2 môn Toán và Lịch sử. 

Theo đó, thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán trong thời gian 90 phút (từ 8h30 đến 10h); tiếp đến thí sinh làm bài thi môn Lịch sử trong thời gian 45 phút (từ 10h30 đến 11h15).

Mưa như trút nước ở điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Thanh Hùng
Mưa như trút nước ở điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Thanh Hùng

Do giảm thời gian làm bài nên mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian thi. Theo đó, số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đề thi môn Ngoại ngữ (không chuyên) và môn Lịch sử (không chuyên) là 30 câu/đề thi (giảm bớt 10 câu/đề thi so với kế hoạch trước), giảm bớt một số câu ở từng phần trong cấu trúc đề thi, nhưng vẫn đảm bảo sự phân hóa của đề để lựa chọn được những thí sinh có đủ năng lực theo yêu cầu của công tác tuyển sinh.

Đây được xem là kỳ thi đặc biệt nhất từ trước đến nay khi thí sinh không phải đến trường nghe phổ biến quy chế thi như mọi năm. Thay vào đó, nhà trường tổ chức buổi phổ biến quy chế thi theo hình thức trực tuyến.

Để kỳ thi diễn ra an toàn, tất cả thí sinh, giám thị cùng các lực lượng tham gia phục vụ kỳ thi đều phải khai báo y tế và kiểm tra thân nhiệt.

Sau khi kết thúc buổi thi sáng nay, gần 10.000 thí sinh sẽ tiếp tục cuộc đua giành suất vào lớp 10 các trường chuyên, lớp chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội trong ngày 14/6.

Từ ngày 15/6, các thí sinh thi chuyên tiếp tục lịch thi dày đặc vào các trường chuyên thuộc ĐHQG Hà Nội (THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn, Chuyên Ngoại ngữ) và khối chuyên ĐH Sư phạm, Nguyễn Tất Thành.

Ngày thi đầu tiên 12/6, Hà Nội có 38 thí sinh liên quan COVID-19 không dự thi. Trong đó có 1 thí sinh là F0; 20 thí sinh thuộc diện F1; 7 thí sinh thuộc diện F2 và 10 thí sinh thuộc vùng phong toả. Có 269 thí sinh vắng thi; 2 thí sinh bị kỷ luật vì mang điện thoại di động vào phòng thi; 17 cán bộ, giáo viên làm thi vắng mặt vì bị ốm hoặc bị cách ly.

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.