Rục rịch tăng học phí, sinh viên nghèo lại oằn vai

Tuy Bộ GD-ĐT cho rằng mức tăng học phí không quá ảnh hưởng tới người dân, nhưng với 70% sinh viên nông thôn thì tăng vài trăm với họ cũng đã là bao nỗi lo âu (ảnh minh họa).
Tuy Bộ GD-ĐT cho rằng mức tăng học phí không quá ảnh hưởng tới người dân, nhưng với 70% sinh viên nông thôn thì tăng vài trăm với họ cũng đã là bao nỗi lo âu (ảnh minh họa).
(PLO) - Bắt đầu từ ngày 1/12, mức trần học phí với các chương trình đào tạo được điều chỉnh ở các bậc học. Nhiều trường đại học, nhiều địa phương đã rục rịch tăng học phí, một số trường đại học tự chủ đề xuất mức học phí cao kịch trần. Và nỗi lo đè nặng lên sinh viên nghèo...
Các trường đều tăng cao
Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí từ nay đến năm 2021 có hiệu lực từ ngày 1/12, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học (ĐH) tại các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính dao động từ 1,75 - 4,4 triệu đồng/tháng từ năm học 2015-2016 đến 2016-2017; đến năm 2020-2021 mức học phí từ 2,05-5,05 triệu đồng/tháng. 
Đối với trường ĐH công lập chưa tự chủ tài chính, mức học phí 600.000 - 880.000 đồng/tháng năm học 2015-2016; đến năm học 2020-2021 sẽ là 980.000 đồng - 1,43 triệu đồng/tháng. Mức trần học phí trình độ đào tạo ĐH tại trường công lập đại trà được tính theo 3 nhóm ngành nghề đào tạo là khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông - lâm - thủy sản; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch; y - dược.
Mức học phí này sẽ được áp dụng cho các đối tượng như: trẻ em học mầm non, học sinh, sinh viên (SV), học viên cao học… đang học tập tại các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, mức học phí bình quân tối đa chương trình đại trà trình độ ĐH hệ chính quy được phép thu từ 11,5-16 triệu đồng trong năm học 2015-2016. Các nhóm ngành nghề khác cao hơn, riêng nhóm ngành y - dược được đề xuất tối đa tới 45 triệu đồng/năm.
ĐH Hà Nội vừa thông báo mức học phí mới khá cao, tăng từ 7,8 triệu đồng/SV trong năm học 2014-2015 lên 12 triệu đồng năm học 2015-2016 và đến năm học 2016-2017 là 14 triệu đồng. ĐH Ngoại thương có mức thu học phí năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng/SV, năm 2016-2017 tăng lên 16 triệu đồng.
Tại TP HCM, ĐH Kinh tế có mức học phí bình quân đối với các chương trình đại trà là 14,5 triệu đồng năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 sẽ lên tới 16,5 triệu đồng. ĐH Tài chính - Marketing, mức thu học phí bình quân tối đa đối với ĐH chính quy năm học 2015-2016 là 14,5 triệu đồng/SV, năm học 2016-2017 là 16,5 triệu đồng...
Ở một số trường, mức học phí sẽ được thu kịch trần và thậm chí cao hơn nếu phải học lại. Theo Quy định số 1403 của Trường ĐH Quảng Bình, mức thu học phí học lại được tính chung với học phí học cải thiện điểm, học theo tiến độ riêng. Trong đó, trường này quy định 3 mức học phí khác nhau với SV học lại. 
Nếu SV học ghép chung với các lớp khác, học phí học lại của một tín chỉ được tính theo hệ số 1,3 so với học phí quy định theo nhóm ngành nghề. Nếu học theo lớp riêng với quy mô từ 4 SV trở lên, trường lấy tổng học phí lớp bình thường chia đều cho số lượng SV đăng ký thực tế, chi phí sẽ cao nếu lớp học càng ít người.
Theo Quyết định 1291 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam về mức tạm thu học phí học kỳ 1 năm học 2015 - 2016, học phí học lại bậc ĐH theo tín chỉ giờ hành chính tính theo hệ số 1,2 lần mức thu học phí theo quy định và hệ số 1,5 lần vào buổi tối, chủ nhật và hè. Trường ĐH Cần Thơ cũng quy định học phí học lại với mức thu 1,5 lần so với học phí quy định. Trường ĐH Tân Tạo còn quy định SV phải đóng học phí gấp 1,5 lần thi lại lần đầu và gấp 2 lần thi lại lần hai.
Sinh viên “thắt lưng buộc bụng” 25.000 đồng cho ba bữa ăn
Trước việc học phí tăng so với năm học trước, nhiều SV ở Hà Nội cho biết họ sẽ phải chi tiêu hết sức tiết kiệm. Bởi mỗi tháng, bố mẹ ở quê chắt chiu nhiều lắm mới có thể gửi cho các em được 2,5-3 triệu đồng/tháng. Thế nên, nếu học phí chỉ cần tăng nhẹ khoảng 100- 300 ngàn 1 tháng cũng đã là 10 ngày tiền ăn của sinh viên nghèo. 
Theo Thu Hằng, SV năm thứ 3, ĐH Sư phạm Hà Nội, hàng tháng em chỉ nhận được khoảng 2,5 triệu đồng bố mẹ gửi lên để trang trải học tập. Số tiền này em sẽ chi cho các khoản: tiền trọ, vé xe buýt, mua sách học, hàng tiêu dùng… Như vậy, mỗi tháng cũng chỉ còn lại hơn 600.000 đồng tiền ăn. Mỗi ngày em sẽ chỉ được tiêu trong phạm vi khoảng 25.000 đồng gồm ăn sáng, trưa và tối. 
Theo Bộ GD&ĐT, chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học so với trước đây bởi học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây. 
Học phí đại học tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2015 (trước đây khoảng 20%/năm). Đối với học sinh nghèo, học sinh diện chính sách vẫn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như trước đây.
Tuy nhiên, theo tính toán mới đây của GS Phạm Tất Dong, mức học bổng cao nhất hiện nay cũng không quá 7 triệu đồng/suất/năm. Mức thấp nhất là 3 triệu đồng/suất/năm. Sinh viên nghèo có may mắn được học bổng cao nhất, mang tiền học bổng để đóng học phí vẫn không thể bù nổi. 
Đành rằng, Bộ GD&ĐT cho rằng mức tăng học phí không quá ảnh hưởng tới người dân, nhưng với 70% sinh viên nông thôn thì tăng vài trăm với họ cũng đã là bao nỗi lo âu...
Hà Nội tăng học phí từ 1/1/2016
Từ ngày 1/1/2016, Hà Nội chính thức áp dụng mức thu học phí mới đối với các bậc mầm non, tiểu học, trung học phổ thông hệ công lập. Theo đó, đối với khu vực thành thị, mức học phí của học sinh là 60.000 đồng/tháng (hiện tại là 40.000 đồng). Khu vực nông thôn là 30.000 đồng (hiện nay là 20.000 đồng). Khu vực miền núi là 8.000 đồng (hiện nay không thu). UBND TP Hà Nội cho rằng, mức thu học phí mới với các cấp học trên bằng mức thấp nhất trong khung học phí được Chính phủ ban hành để không đột biến so với mức thu hiện nay nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, với các bậc học phổ thông, câu hỏi cũng được đặt ra là học phí tăng có chấm dứt được lạm thu là hiện tượng làm méo mó hình ảnh thầy cô và ngành Giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục nhưng chưa hiệu quả.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.