Quy định mập mờ, dự án gây ô nhiễm “lọt lưới”

Một dòng kênh “chết” do ô nhiễm nguồn nước.
Một dòng kênh “chết” do ô nhiễm nguồn nước.
(PLO) - Theo các nghiên cứu sơ bộ, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có văn bản nào quy định một cách rõ ràng rằng công nghệ nào là lạc hậu và công nghệ nào không được đầu tư vào Việt Nam. Chính sự “mập mờ” này đã vô tình cản trở Việt Nam sàng lọc các dự án gây ô nhiễm.

67% doanh nghiệp FDI công nghệ lạc hậu

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đang tiến hành một nghiên cứu về giảm thiểu tác động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ cho biết, ngày càng có nhiều dấu hiệu FDI trong các lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm đầu tư vào Việt Nam như dệt, da giày, hóa chất…

Những kết quả nghiên cứu khác về vấn đề này trước đó cũng khẳng định, 67% doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao…

Đặc biệt là trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây, để đón đầu cơ hội từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, các dự án FDI đã ào ạt “đổ bộ” vào Việt Nam. Điều đáng nói, các doanh nghiệp này chủ yếu đầu tư các nhà máy sợi, nhuộm, dệt may... Kéo theo đó là việc sử dụng các loại hóa chất gia tăng. Trong khi việc chấp hành các quy định về xả thải, bảo vệ môi trường của không ít doanh nghiệp chưa cao, đồng nghĩa với việc môi trường tiếp nhận ngày càng nhiều các loại chất thải độc hại.

Trước làn sóng này, cuối năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các dự án trên và yêu cầu các địa phương phải cân nhắc kỹ trước khi chấp thuận và cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư dự án vào địa bàn.

Không chỉ vậy, tại Hội thảo: “Giảm thiểu các tác động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” vừa được tổ chức, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, không ít địa phương vì nóng vội thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nên đã bỏ qua mong muốn có được những doanh nghiệp FDI công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thậm chí, một số địa phương vì quá say mê với những dự án lớn, đã ít chọn lọc và cho phép các doanh nghiệp FDI chiếm đất tại các khu công nghiệp, gây ô nhiễm...

Hậu quả khó khắc phục

Lo lắng trước thực trạng trên, TS. Nguyễn Mạnh Hải (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường thường rất khó khắc phục, có những hậu quả gần như không khắc phục được, hoặc phải mất nhiều chi phí và trong một thời gian rất dài. Theo TS. Hải: “Trong các dự án đầu tư, chúng ta thường không đánh giá hết được cái giá phải trả cho môi trường nếu xảy ra ô nhiễm. Đến khi xảy ra rồi mới thấy hậu quả có thể lớn đến chừng nào. Những dự án FDI lớn chỉ có thể tốt nếu như vấn đề môi trường được kiểm soát chặt chẽ. Và càng về sau, khi quy mô sản xuất tăng lên, khả năng gây ô nhiễm ở những dự án ấy càng nhiều hơn”.

Đòi hỏi đặt ra là Việt Nam phải nâng cao khả năng kiểm soát và khắc phục những sự cố liên quan đến môi trường ngay từ khi mới phát sinh. Quan trọng hơn, cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt từ khâu phê duyệt, chấp nhận dự án với những đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc, tuân thủ thực sự đầy đủ các qui định về pháp luật môi trường. Đôi khi những dự án nhỏ hơn, lợi ích kinh tế dường như ít hơn nhưng bảo vệ môi trường tốt hơn thì về dài hạn lại là những dự án có lợi ích kinh tế cao hơn những dự án lớn mà nguy cơ ô nhiễm cận kề.

Một vấn đề khác đáng bàn, theo ông Nguyễn Khắc Kinh (Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam), đến thời điểm hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ mới chỉ có quy định về máy móc, trang thiết bị cũ nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định rõ ràng công nghệ nào là lạc hậu không được đầu tư vào Việt Nam, công nghệ nào là không lạc hậu? Chính sự “mập mờ” này đã vô tình cản trở Việt Nam sàng lọc các dự án gây ô nhiễm.

“Đổi mới công nghệ hướng tới phát triển kinh tế xanh là hướng đi đúng và phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp hiện nay, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả của nền kinh tế xét trong dài hạn để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, nhất là tới đây Việt Nam tham gia Hiệp định Tự do thương mại với châu Âu và Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu doanh nghiệp sớm đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn cao của thế giới, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường khu vực và toàn cầu”.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

VCCI băn khoăn về Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

(PLVN) - Góp ý về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng nhiều điều khoản quy định trong Dự thảo chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính minh bạch, dễ gây tranh cãi giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng lợi - hại, tác động bởi sẽ gây quá sức chịu đựng của doanh nghiệp trong ngành.

Đọc thêm

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. (Ảnh: moit.gov.vn)
(PLVN) - Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu (XK) chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, khả năng nội địa hóa sản phẩm XK dệt may của Việt Nam chưa lớn, chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may mới đạt khoảng 46 - 47%.

Đề xuất điều tra chống bán phá giá với thép cán nóng nhập khẩu: 8 doanh nghiệp ngành thép có đơn phản biện

Nhu cầu thép cán nóng trong nước hiện được đánh giá là rất lớn. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Tập thể 8 DN trong ngành thép gồm Cty CP Tập đoàn Hoa Sen, Cty CP Thép TVP, Cty CP Tôn Đông Á, Cty CP Thép Nam Kim, Cty Tôn Phương Nam, Cty CP Thép Bình Dương, Cty TNHH Sản xuất Lê Phan Gia Bình Dương, Cty CP Thép Việt Thành Long An (tổng sản lượng sản xuất tôn mạ ước tính chiếm 75% thị phần ngành tôn mạ tại Việt Nam) vừa gửi đơn phản biện đến Bộ Công Thương xung quanh đề xuất điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu.

Cách nào đẩy lùi “tín dụng đen”?

Cần có nhiều gói tín dụng phù hợp với nhiều khách hàng. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Muốn vay số tiền nhỏ, đến ngân hàng thì “không bõ” mà vay ngoài lại lo đụng phải “tín dụng đen”. Vậy có cách nào để đa dạng hóa sản phẩm, để những khách hàng chỉ muốn vay “gói thấp” cũng dễ dàng tiếp cận được?