Quy định mới về Giấy chứng nhận đầu tư: Cải cách hay làm khó?

Quy định mới về Giấy chứng nhận đầu tư: Cải cách hay làm khó?
(PLO) -Quy định về ghi nhận thông tin Nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) đối với doanh nghiệp FDI đang gây ra những phản ứng khác nhau.
Luật Đầu tư 2014 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015, tuy nhiên phải đợi 7 tháng sau mới có hướng dẫn chính thức về thủ tục cấp phép đầu tư. Để “chữa cháy”, Bộ KH-ĐT đã ban hành 02 Công văn hướng dẫn tạm thời, nhưng lại gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến thủ tục, thông tin dự án, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện dự án trên các loại biểu mẫu. Đầu tháng 01/2016, Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT của Bộ KH-ĐT có hiệu lực, thay cho các hướng dẫn tạm trước đó.
Lật lại quan điểm “cải cách” của Luật Đầu tư 2005, theo đó thông tin về doanh nghiệp FDI và thông tin về dự án đầu tư được ghi trên cùng một Giấy chứng nhận đầu tư (IC), đồng thời do cơ quan quản lý đầu tư quản lý thống nhất. Ưu điểm của phương án này là thống nhất đầu mối quản lý và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư.  Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, quy định này đã bộc lộ những bất cập, gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý đầu tư, doanh nghiệp FDI và Nhà đầu tư.
Luật Đầu tư 2014 với nhiều quy định mới mang tính đột phá cho môi trường đầu tư. Một trong những quy định đó là tách bạch nội dung về dự án đầu tư và nội dung về doanh nghiệp FDI. Nội dung dự án đầu tư được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), do do cơ quan đầu tư cấp và quản lý. Còn nội dung về doanh nghiệp FDI được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, do cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp và quản lý.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI thực hiện đăng ký đầu tư thời gian qua phàn nàn rằng các quy định mới này rườm rà và phức tạp hơn cho nhà đầu tư. Thay vì nhà đầu tư chỉ phải đến một nơi để đăng ký thì nay lại phải đến hai nơi với hai loại thủ tục và các biểu mẫu khác nhau. Chưa  kể do thiếu quy định hướng dẫn nên các cơ quan này thường xuyên “đá bóng” cho nhau hoặc từ chối tiếp nhận yêu cầu nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ tinh thần của Luật Đầu tư 2014 là “thắt chặt đầu vào, nới lỏng đầu ra” trong thủ tục đầu tư. Nghĩa là “xiết chặt” quản lý khi nhà đầu tư đăng ký dự án lần đầu, nhưng khi nhà đầu tư mở rộng dự án hoặc đăng ký dự án mới thì thủ tuc sẽ thông thoán hơn. Khi đó nhà đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan quản lý đầu tư.
Tương tự, khi cần điều chỉnh các nội dung đăng ký về doanh nghiệp thì chỉ cần làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Thay vì như trước đây, mỗi khi cần thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật hay địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp đều phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh IC tại cơ quan quản lý đầu tư. Hy vọng rằng với quy định mới của Luật Đầu tư 2014 nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi trong tương lai, khi có các hoạt động mở rộng đầu tư và tái đầu tư tại Việt Nam.
Sơ đồ minh hoạ đường đi của dòng vốn đầu tư
Sơ đồ minh hoạ  đường đi của dòng vốn đầu tư 
Một quy định mới nữa cũng gây tranh cãi là việc ghi nhận thông tin Nhà đầu tư trên IRC. Theo Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT thì: “Đối với trường hợp đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế:  trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư góp vốn thành lập tổ chức kinh tế là nhà đầu tư đứng tên và ký các văn bản, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi thành lập tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế là nhà đầu tư đứng tên và ký các văn bản, biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Tiến sỹ Lê Đình Vinh – Giám đốc Công ty Luật Vietthink nhận xét: quy định này xuất phát từ mục đích tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài lại đang phản ứng “khó chịu” trước ràng buộc này khi quyền của họ bị  “hạn chế”.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, dù là dự án đầu tư lần đầu, đầu tư mới hay đầu tư mở rộng thì về bản chất nguồn tiền vẫn huy động từ nước ngoài đem vào Việt Nam thông qua công ty mẹ. Lợi nhuận đầu tư cũng được chuyển ra nước ngoài để hạch toán hợp nhất cùng với công ty mẹ. Doanh nghiệp FDI thực chất chỉ là đại diện cho nhà đầu tư thực hiện và quản lý dự án tại Việt Nam. Do đó, về nguyên tắc phải ghi nhận thông tin Nhà đầu tư cấp vốn trên IRC mới phù hợp. Chưa kể về mặt tâm lý, việc nghi nhận Nhà đầu tư cấp vốn trên IRC sẽ tạo cho họ cảm giác an toàn hơn, qua đó kích thích việc bơm vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, theo quan điểm của các nhà quản lý, khi nguồn vốn của Nhà đầu tư nước ngoài “rót” vào doanh nghiệp FDI thì sẽ tạo thành vốn của doanh nghiệp – một thực thể pháp lý độc lập với Công ty mẹ. Do đó, doanh nghiệp FDI mới được coi là Nhà đầu tư của các dự án mới. Lợi nhuận đầu tư cũng phải quay trở lại hạch toán vào doanh nghiệp tại Việt Nam trước khi được chuyển ngược trở lại Nhà đầu tư cấp vốn.  Thế nên việc ghi nhận doanh nghiệp FDI trên IRC mới “đúng” về pháp lý.  Mặt khác, quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động của các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Vấn đề là Nhà đầu tư nước ngoài có dễ chấp nhận lập luận này hay không? Qua thực tế tư vấn cho các doanh nghiệp FDI, nhiều nhà đầu tư đã chia sẻ rằng quy định này là một “rào cản” mới vì không phản ánh đúng dòng vốn đầu tư cũng như không đảm bảo lợi ích của Nhà đầu tư cấp vốn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp công ty mẹ phải bảo lãnh vốn hoặc đi huy động vốn tín dụng cho dự án, nhưng pháp luật nước sở tại lại ghi nhận Nhà đầu tư là công ty con. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc huy động vốn và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty mẹ với các cổ đông.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia pháp lý cho rằng đây là một biện pháp cần thiết để kiểm soát hoạt động chuyển giá, ngăn chặn việc Nhà đầu tư nước ngoài tiếp nhận lợi nhuận trực tiếp từ dự án trong khi doanh nghiệp FDI vẫn thường xuyên báo lỗ do phải chịu toàn bộ chi phí đầu tư tại Việt Nam.

Đọc thêm

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.