Quảng Ngãi xác nhận việc khám, chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên là không hiệu quả

Công an tỉnh Quảng Ngãi xác minh các gia đình được ông Yên khám, chữa bệnh.
Công an tỉnh Quảng Ngãi xác minh các gia đình được ông Yên khám, chữa bệnh.
(PLVN) - Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc UBND huyện Bình Sơn chi ngân sách Nhà nước để ông Võ Hoàng Yên và cộng sự đến khám, chữa bệnh từ thiện là không phù hợp. Trong khi đó, qua điều tra, xác minh, Công an tỉnh Quảng Ngãi thấy phương pháp chữa bệnh của ông Yên và cộng sự có nhiều vấn đề, phản khoa học và có dấu hiệu lừa dối.

Chi 200 triệu đồng mời “thần y”

Ngày 22/3, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã chính thức có báo cáo về việc ông Võ Hoàng Yên và nhóm cộng sự khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, về mặt thủ tục, hồ sơ cấp phép cho UBND huyện Bình Sơn tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo do ông Yên và đoàn cộng sự là đúng quy định của Bộ Y tế. UBND huyện Bình Sơn đã bổ sung hồ sơ khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Các cơ sở hồ sơ đầy đủ, trong đó Sở Y tế yêu cầu đoàn khám thực hiện đúng theo hồ sơ đăng ký và chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn cử cán bộ tham gia giám sát quá trình thực hiện chương trình tại địa phương.

Qua các báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn về việc ông Yên khám, chữa bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi và ý kiến của Công an tỉnh, kết quả khám, chữa bệnh của ông Yên là không hiệu quả.

Việc thực hiện các kỹ thuật của ông Yên không đúng theo đăng ký. Sở Y tế rút kinh nghiệm về theo dõi quá trình giám sát chương trình khám, chữa bệnh nhân đạo tại địa phương và sẽ tăng cường giám sát trong các chương trình tiếp theo.

Ông Võ Hoàng Yên khám, chữa bệnh tại huyện Bình Sơn hồi tháng 7/2020.
Ông Võ Hoàng Yên khám, chữa bệnh tại huyện Bình Sơn hồi tháng 7/2020. 

Báo cáo cũng nêu rõ, việc khám, chữa bệnh nhân đạo theo thông tư số 30/2014/TT-BYT là hoạt động từ thiện, miễn phí. Do đó, việc UBND huyện Bình Sơn sử dụng ngân sách Nhà nước để chi cho hoạt động này là không phù hợp.

Theo điều tra của Công an tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù người dân hoàn toàn miễn phí trong khám, chữa bệnh nhưng để mời được ông Yên cùng đoàn cộng sự về khám, chữa bệnh, UBND huyện Bình Sơn đã phải tốn 200 triệu đồng vào hoạt động này.Số tiền này được chi trả việc lo vé máy bay, ăn ở của đoàn ông Yên trong thời gian thực hiện chương trình khám, chữa bệnh tại địa phương.

Cũng trong ngày 22/3, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Sơn đã họp rà soát, xem xét việc mời ông Võ Hoàng Yên và cộng sự về khám, chữa bệnh cho người dân địa phương hồi tháng 7/2020.

“Sau khi rà soát kỹ vụ việc chi tiền ngân sách 200 triệu đồng mời ông Yên về khám, chữa bệnh theo hướng khoản nào chi sai, khoản nào chi đúng, chúng tôi sẽ đề xuất hướng xử lý vụ việc”, một lãnh đạo huyện Bình Sơn cho biết.

Phản khoa học và có dấu hiệu lừa dối

Trước đó, vào tháng 7/2020, UBND huyện Bình Sơn có mời “thần y” Võ Hoàng Yên cùng đoàn cộng sự về huyện này khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân.Sau khi xảy ra sự việc “thần y” bị tố cáo, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các sở, ngành liên quan xác minh tính hiệu quả.

Chiều 19/3, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp thông báo kết quả điều tra, xác minh. Theo báo cáo, ôngYên và các cộng sự tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân huyện Bình Sơn vào các ngày 11 và 12/7/2020. Hoạt động này do UBND huyện Bình Sơn đứng ra tổ chức.

Ông Lê Báy - Phó Giám đốc Sở Y tếtỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 2/2020, UBND huyện Bình Sơn có văn bản đề nghị Sở Y tế cấp phép cho đoàn khám, chữa bệnh của ông Yên tại huyện Bình Sơn. Trước khi cấp phép, sở cũng có tìm hiểu đoàn của ông Yên và quan điểm lúc đầu hoàn toàn không ủng hộ việc khám, chữa bệnh.

“Chúng tôi không tin với cách khám vỗ tai, ấn ấn, bóp bóp… mà có thể chữa được những bệnh câm, điếc bẩm sinh. Thế nhưng, vụ việc do UBND huyện Bình Sơn đứng ra tổ chức, mời ông Yên về và nói khám miễn phí cho người dân nghèo, họlại đầy đủ giấy phép, chứng chỉ hành nghề xoa bóp, bấm huyệt nên sởđã cấp phép cho hoạt động này”, ôngBáy nói.

Thời điểm đó, sau khi xem xét hồ sơ, nhận thấy việc cấp phép không trái quy định nên Sở Y tế đã cấp phép khám, chữa bệnh cho đoàn ôngYên gồm 16 người. Trong đó, 9 người có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

 Kết quả kiểm tra mới đây cho thấy, ông Yên và các cộng sự đã khám, chữa bệnh cho trên 776 người dân huyện Bình Sơn. Trong số này có 215 người bị bại liệt, câm, điếc bẩm sinh, bại liệt… Tuy nhiên, sau 8 tháng khám, chữa bệnh tất cả những trường hợp này đều không khỏi bệnh. Một số bệnh như: câm, điếc, bại não hoàn toàn không có gì tiến triển.

Ông Báy thừa nhận, ngành y tế cũng thiếu sót trong việc giám sát, ngăn chặn những hành động, phương pháp chữa bệnh không đúng quy định của ông Yên và các cộng sự.

Theo ông Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, khi mời đoàn ông Yên về khám, chữa bệnh, huyện chỉ mong muốn những trường hợp người dân nghèo mắc các bệnh nan y nhưng không có điều kiện khám, chữa bệnh sẽ được thầy thuốc giỏi khám, chữa trị. 

“Thời điểm đó, chúng tôi cũng không đánh giá hết được vụ việc. Qua việc này, huyện cũng đã nghiêm túc rút kinh nghiệm”, ông Sự nói.

Được biết, sau khi xảy ra sự việc tố cáo ông Võ Hoàng Yên, Công an tỉnh Quảng Ngãi, Công an huyện Bình Sơn đã đi kiểm tra ngẫu nhiên 17 trường hợpở thị trấn Châu Ổ và các xã Bình Long, Bình Thanh, Bình Tân Phú bị khuyết tật vận động, câm, điếc bẩm sinh từng được ông này khám, chữa trị. Cơ quan công an ghi nhận tất cả các trường hợp này đều không có tiến triển về bệnh tình.

Ông Nguyễn Văn T. (ngụ huyện Bình Sơn, có người thân từng được ông Yên chữa bệnh) bức xúc cho biết: “Việc ông Yên lừa người dân, rao là chữa được đủ thứ bệnh đểnhiều người tin, chứng tỏ đạo đức nghề nghiệp của ông là không tốt. Cộng sự của ông khi về Bình Sơn còn liên tục tâng bốc ông như là “thần y”.Người bệnh háo hức tin tưởng bao nhiêu thì giờ thêm thất vọng bấy nhiêu”. 

Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết,có những trường hợp người bệnh bị ông Yên bóp cuống họng mạnh quá nên về bị sưng, đau nặng thêm… Ông Yên ấn huyệt, bóp họng, bẻ tay chữa bệnh cho người dân theo phương pháp thô bạo như vậy nhưng không ai yêu cầu dừng lại thời điểm đó. Các ngành, địa phương cần xem lại trách nhiệm quản lý về vấn đề này.

“Qua điều tra, xác minh, chúng tôi thấy phương pháp chữa bệnh của ông Yên và cộng sự có nhiều vấn đề, phản khoa học và có dấu hiệu lừa dối”, Đại tá Dương nói.

Đại tá Dương cũng nêu vấn đề, hiệu quả chữa bệnh của ông Yên vẫn chưa có cơ quan chức năng nào kiểm chứng. Trong khi lại có nhiều thông tin là việc chữa bệnh của ông không hiệu quả. Vậy tại sao chính quyền huyện Bình Sơn không kiểm tra thông tin mà đứng ra tổ chức hoạt động này?.

“Huyện Bình Sơn tổ chức hoạt động này, giờ không ai khỏi bệnh sẽảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào chính quyền địa phương”, Đại tá Dương nhấn mạnh.

Thiết nghĩ, từ việc xác minh khẩn trương, chính xác của ngành y tếtỉnh Quảng Ngãi và các lực lượng chức năng khác ở tỉnh này, ngành y tế các địa phương khác cần nâng cao cảnh giác, thận trọng hơn trong việc tổ chức, cấp phép cho những người chữa bệnh bằng phương pháp như ôngYên.Đặc biệt cần quản lý chặt chẽ ông Yên cùng các cộng sự của ông trong quá trình đi thăm, khám bệnh để người dân không bị tổn thương, bệnh nặng thêm.   

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...