Phong tục lạ trâu bò cũng được làm “lễ đầy tháng”

Ở một số vùng xứ Nghệ, trâu bò cũng được làm “lễ đầy tháng”
Ở một số vùng xứ Nghệ, trâu bò cũng được làm “lễ đầy tháng”
(PLO) -Trước khi trâu bò sinh, gia chủ sẽ thắp hương cầu khấn gia tiên cho vật nuôi được “mẹ tròn con vuông”. Khi con bê, con nghé chào đời an toàn, gia chủ tiếp tục thắp hương xin cho trâu bò nhiều sữa, đồng thời làm “lễ đầy tháng” cho vật nuôi mới ra đời, mở tiệc chiêu đãi họ hàng, làng xóm. 

Phong tục kỳ lạ này đã tồn tại từ nhiều đời nay ở một số vùng quê xứ Nghệ. 

Rộn ràng “lễ đầy tháng” trâu bò

Gọi là “lễ đầy tháng”, thực ra người dân tổ chức liên hoan ngay sau khi trâu bò sinh con, không cần chờ đủ ngày đủ tháng. Lúc trâu hoặc bò đẻ, gia chủ sẽ canh chừng để đợi lấy nhau thai của chúng (thường gọi “hoa”).

Từ sản phẩm đặc biệt này, người dân sẽ chế biến thành những món ăn đặc trưng ngay sau đó. Đối với nhiều người nông dân ở các xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, món ăn chế biến từ “hoa” được xem là đặc sản, hiếm khi có được.

Chỉ con bê mới được 5 ngày tuổi của gia đình mình, bà Nguyễn Thị Sen (49 tuổi, ngụ xóm 11, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An) khoe gia đình bà mới tổ chức buổi tiệc “đầy tháng” cho bò. Sau khi con bò “hạ sinh”, vợ chồng bà đã canh chừng lấy được nhau thai. 

Bà Sen vui vẻ kể: “Với phong tục quê bà Sen và các vùng lân cận, đây được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng tôi đã chế biến thành món ăn đặc trưng, rất ngon. Vì lượng khách dự định mời hôm đó của nhà tôi tương đối đông nên gia đình có mua thêm một số thực phẩm khác về nấu nồi cháu, thêm két bia mời hàng xóm, anh em đến chung vui”.

 “Hôm đó gia đình tôi làm 6 mâm cơm mời mọi người. Tốn kém một chút nhưng được cái rất vui, xem như mình chia sẻ lộc với mọi người”, bà Sen nói thêm.

Gia đình bà Sen vừa tổ chức “rượu hoa” mừng bò nhà đẻ con.
Gia đình bà Sen vừa tổ chức “rượu hoa” mừng bò nhà đẻ con.

Người phụ nữ này cho biết thêm, trước đó không lâu, con trâu của gia đình hàng xóm đẻ con, vợ chồng bà cũng được sang uống rượu mừng “đầy tháng” con nghé.

Theo chia sẻ của bà Sen, với nhà nông, con trâu, con bò vẫn được xem là “đầu cơ nghiệp”. Cũng chính vì thế, chúng được gia chủ chăm sóc rất cẩn thận, đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Thời gian mang thai của trâu là hơn 10 tháng, với bò là hơn 9 tháng. Trong khoảng thời gian này, con vật sẽ được người nuôi chăm sóc, canh chừng cẩn thận cho đến ngày “vượt cạn”. 

Sau khi trâu bò đẻ, chúng sẽ được người chủ thực hiện một số nghi thức truyền thống theo quan niệm của địa phương. Thường thì người đàn ông trong nhà sẽ thắp lên ban thờ tổ tiên một nén nhang khẩn cầu cho bò mẹ được nhiều sữa, bê con mạnh khỏe. Sau đó, người nhà sẽ dùng khăn mới lau khô cho bê con để nó có thể nhanh chóng đứng dậy bú mẹ, đồng thời bóc lớp vẩy sừng dưới móng chân của chúng để vững vàng về sau.

Việc không thể bỏ qua là gia chủ cố gắng lấy được hoa từ con trâu, con bò mới sinh. Để hoa này đạt yêu cầu chế biến thành món ăn ngon đãi mọi người, gia chủ phải canh chừng rất cẩn thận. Trong quá trình đó, họ phải cầm theo cái thau sạch để hứng hoa rơi xuống sau khi trâu bò đã sinh. Nếu để phần hoa này rơi xuống đất dính bẩn thì đành phải bỏ đi. 

Việc hứng hoa nghe khó, nhưng với những người nông dân từ bao đời gắn bó với con trâu, con bò, đó là việc đơn giản được họ chờ đợi. Đối với trâu bò, người nông dân chuộng sinh con cái hơn con đực, vì con cái còn giúp sinh sôi, nảy nở thêm những con khác.

Từ đó, người dân nơi đây quan niệm, nếu lần đầu trâu bò sinh mà người dân không canh chừng, để trâu bò mẹ ăn mất hoa thì lần sau nó sẽ tiếp đẻ ra con đực hoặc con cái như lần đầu. Người dân phải hứng hoa để trâu bò không sinh con “một bề”, đặc biệt tránh trường hợp đẻ toàn “đực rựa”.

Theo bà Sen, thông thường, trọng lượng của mỗi chiếc hoa trâu bò khoảng 2 – 3kg. Sơ chế hoa bằng cách luộc chín. Nguyên liệu để chế biến món ăn phổ biến là hoa xào sả, gồm sả tươi, tiêu, muối, ớt tươi, lạc rang và một số gia vị cần thiết.

Ngoài món hoa bò xào sả, gia chủ sẽ mua thêm một số thực phẩm chủ yếu là các món nhậu để làm phong phú thực đơn trong bữa tiệc. Nhưng theo phong tục, bắt buộc phải có một nồi cháo thủ lợn. Người được mời đến chỉ việc đến chia vui và ăn cỗ, không cần lo quà cáp.

“Rượu hoa” chia vui

Tại xã Nam Anh (huyện Nam Đàn), gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn  (ngụ xóm 4) cũng vừa tổ chức “lễ đầy tháng” cho con nghé. Ông Sơn hồ hởi chia sẻ, không riêng nhà ông, mọi người trong xã đều làm “lễ đầy tháng” cho trâu to như lễ ăn hỏi con cái. 

“Nhà tôi hôm đó cũng liên hoan 10 lít rượu nếp với 8 két bia để mừng con nghé cái chào đời. Tôi thấy những dịp này rất vui, lâu lâu trâu bò mới sinh nên ai có điều kiện cũng cố gắng làm. Không có lý do gì khác là tạo sự gần gũi, đoàn kết tình làng nghĩa xóm và chúc mừng gia chủ gặp nhiều may mắn”, ông Sơn nói.

Bà Sen bên chú bê mới sinh
 Bà Sen bên chú bê mới sinh

Với suy nghĩ đó, người dân tại các vùng quê này không ai dám phá lệ. Cụ Nguyễn Hữu Tư (77 tuổi, ngụ xóm 12, xã Nam Xuân) cho biết, phong tục có từ xa xưa này đã ăn sâu vào tiềm thức người dân. Bao nhiêu thế hệ trải qua, hễ gia đình nào có trâu bò đẻ là lại làm bữa tiệc chiêu đãi họ hàng, làng xóm. 

Tiệc to hay nhỏ, thịnh soạn hay không là tùy tình hình kinh tế mỗi gia đình. Nhưng nói chung, đều có chén rượu, đĩa hoa, nồi cháo thủ lợn... Nếu gia đình nào không lấy được hoa trâu bò thì buổi lễ làm đơn giản hơn, có khi chỉ là bát nước chè, gói kẹo, đĩa trầu. Như vậy cũng khiến mọi người vui vẻ vì được chia sẻ lộc của người hàng xóm. Về phần gia chủ cũng cảm thấy niềm vui được nhân lên khi được mọi người quan tâm.

Cụ Tư cho hay, con bò nhà cụ đã sinh đẻ hàng chục lần, chưa kể nhiều lần còn thay bò cái. Nhưng chưa lần nào bò đẻ mà cụ không làm tiệc. Nhà nào không làm “lễ đầy tháng” cho trâu bò sẽ bị hàng xóm bàn ra nói vào, chê trách cho rằng keo kiệt, rằng được người khác mời mà không mời lại được. 

Vì thế, gia đình nào có trâu bò đẻ mà hoàn cảnh gia chủ già yếu hay neo người không làm được “rượu hoa” cũng được họ hàng, làng xóm đến hỗ trợ làm tiệc mời mọi người. Đời này qua đời khác, những người dân nơi đây vẫn tuân thủ phong tục xưa với niềm phấn khởi vẹn nguyên.

Trao đổi về tục lạ này, ông Nguyễn Ninh Nhật, Phó chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Nam Đàn) cho hay, bữa tiệc mừng trâu bò sinh con được nhiều người dân trong xã và các vùng lân cận hay làm được gọi là “rượu hoa”.

Khi gia đình nào có trâu bò sinh sẽ mời hàng xóm, anh em đến uống chén rượu chung vui. Quy mô tổ chức như thế nào tùy thuộc vào kinh tế, mối quan hệ của gia chủ. Đây là phong tục có từ lâu đời, là nét văn hóa riêng của địa phương, việc thực hiện đảm bảo an toàn, lành mạnh là được.

Theo bà Sen, với nhà nông, con trâu, con bò vẫn được xem là “đầu cơ nghiệp”. Chúng được gia chủ chăm sóc rất cẩn thận, đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Thời gian mang thai của trâu là hơn 10 tháng, với bò là hơn 9 tháng.

Đến ngày trâu bò “vượt cạn”, người nuôi sẽ túc trực đỡ đẻ để vật nuôi “mẹ tròn con vuông”. Một việc không thể bỏ qua là hứng nhau thai (hoa) của trâu bò. Đây sẽ là món ăn không thể thiếu trong “lễ đầy tháng” trâu bò được tổ chức ngay sau đó, thường gọi là “rượu hoa”. 

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.