Giải mã bí mật ẩn giấu phía sau “tòa nhà ma” ở Viêng Chăn

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Tòa nhà 7 tầng vừa xây xong đã bị bỏ hoang suốt 20 năm giữa Viêng Chăn (Lào) chứa bao câu chuyện ma quái rợn người.  Khi đàn dơi ở tòa nhà cao nhất thủ đô Lào tung cánh vào bầu trời đen thẫm cũng là lúc nơi đây bắt đầu một bữa tiệc ma quái. Hai đêm khám phá và tìm ra bí mật của căn nhà ma này là thời gian căng thẳng nhất trong quãng đời làm báo của tôi… Tuy nhiên cũng thật vui vì đã được tham gia vào việc giải mã những bí ẩn ma quái, để những người dân nước bạn không còn bị  ám ảnh, kinh sợ khi đi tham quan tòa nhà này… 

Nằm ngay giữa Viêng Chăn, đối diện với Trung tâm văn hóa Việt – Lào, tòa nhà này được gọi là “nhà 7 tầng” vì nó là công trình xây dựng 7 tầng duy nhất ở Thủ đô. Ngay sau khi xây dựng xong năm 1996, nó đã bị bỏ hoang đến tận bây giờ, các cánh cửa đóng kín mít. Tại sao vừa hoàn thiện xong lại không được sử dụng?

Đó đã là câu hỏi khiến nhiều người gắn nó với những chuyện tâm linh ghê sợ. Và không chỉ còn là những lời đồn đại nữa, những đôi mắt xanh lét trên các ô cửa kính, những tiếng gào rú ghê rợn vang lên trong tòa nhà mỗi khi màn đêm buông xuống… là những điều được người ta chứng kiến suốt bao năm nay. Kỳ quái hơn nữa là hệ thống liên lạc, điện thoại tại tòa nhà này cũng ngừng hoạt động khi bóng đêm bao phủ. 

 Câu chuyện rùng rợn

Mỏn Phai là nhân viên của cửa hàng Conieur d Asie. Cửa hàng chuyên bán đồ len vải cho khách du lịch này nằm ngay dưới tầng 1 tòa nhà 7 tầng. Cửa hàng Conieur d Asie chiếm một góc nhỏ tại tầng 1 nhưng biệt lập với tòa nhà ấy.

Là nhân viên bán hàng cho đủ loại khách nên có thể gọi Mỏn là “người Liên hiệp quốc”, biết khoảng dăm ngoại ngữ, tất nhiên là chỉ liên quan đến lĩnh vực thương mại. Trong số ngoại ngữ ấy thì có lẽ tiếng Việt là hoàn hảo hơn cả. Lần đầu gặp Mỏn, tôi thấy cô nàng đứng run bần bật dưới chân tòa nhà đen sì, cao ngút bên chiếc xe máy bị hỏng.

Lúc ấy, đang khi chuẩn bị đón đoàn khách quốc tế quan trọng nên thủ đô Viêng Chăn có lệnh giới nghiêm, sau 21h ra đường thì phải có lý do đặc biệt. Lúc ấy đã gần đến quãng thời gian đó nên Mỏn cuống cuồng gọi “Anh Việt Nam ơi! Sửa xe hộ em” khi nhìn thấy chiếc thẻ tác nghiệp báo chí Hội nghị Thương mại Việt – Lào lủng lẳng trên cổ tôi.

Hiểu biết của tôi về máy móc phải ngang với hiểu biết của Hoàng đế Naponeon về… thơ lục bát nên tôi có một phát kiến vĩ đại khi bảo Mỏn: “Tốt nhất là ngủ luôn tại cửa hàng”.

Lập tức cô nàng khóc ngất, nước mắt, nước mũi đầm đìa. Còn gì bất tiện hơn khi giữa đêm tối lại đứng ngay cạnh một cô gái khác quốc tịch đang gào khóc, tôi hoảng thực sự. Tằm lượt (cảnh sát) mà gô cổ lại thì tha hồ mà thanh minh, tôi xuống nước: “Thế thì cất xe đi, tôi đưa về”. Mỏn vẫn đang run bần bật nhưng đã nhoẻn miệng cười lại còn nịnh “Con trai Việt Nam tốt, very Good”. 

Khi mở cửa hàng để cất xe hỏng tôi thoáng bực mình vì cái tính làm nũng của con gái Lào. Cửa hàng không thể tốt hơn để ngủ, có giường, màn đầy đủ, máy lạnh mát rượi… còn tốt hơn nhiều cái khách sạn tôi ở…

Vào đến cửa hàng, tôi cứ đi một bước, Mỏn lại theo sát một bước làm tôi phải gắt: “Con trai Việt Nam không ăn trộm đâu”. Cô nàng chùi nước mắt, nước mũi rồi bảo: “Em sợ ma”. Rồi suốt quãng đường 20km từ đó về huyện Hat Sai phong nhà của Mỏn, cô gái Lào bé nhỏ cho tôi bước vào một câu chuyện ma quái xung quanh ngôi nhà 7 tầng…

Cách đó gần một năm là lúc Mỏn mới xin việc vào đây. Do nhà xa nên sẵn giường, màn, Mỏn xin ngủ lại. Khi thành phố tắt đèn đường (Tại Viêng Chăn, 23h đèn đường phải tắt), Mỏn ra dắt xe vào cửa hàng rồi bất chợt ngước mắt lên ngôi nhà 7 tầng, bên ô cửa sổ tầng cao nhất có hai đốm sáng xanh lè nhấp nháy.

Dụi mắt, Mỏn nhìn ra các ô cửa khác lại thấy nhiều đốm xanh như thế. Khiếp hồn, Mỏn chạy vào nhà lấy mấy lá phan (Tờ giấy màu vàng in bùa chú gì đấy của Lào để chống ma tà) ra đốt rồi vào nhà. 

Bắt đầu từ lúc ấy, một cuộc diễu binh khổng lồ của quân đoàn ma bắt đầu diễn ra. Những tiếng rầm rập lúc nhanh, lúc chậm liên tục trên nóc cửa hàng. Quá sợ hãI, Mỏn bấm máy điện thoại cố định gọi chủ cửa hàng nhưng điện thoại bị ngắt.

Sau này, với nhiều lần thử thì mỗi khi đèn đường Viêng Chăn bị tắt là lúc điện thoại của cửa hàng lại bị ngắt, không ai giải thích được, hễ ban ngày, đèn sáng, điện thoại lại dùng được như thường. Đóng chặt cửa hàng, Mỏn lên giường trùm chăn thì là lúc tiếng trẻ con khóc vang lên, lúc đầu còn khóc dấm rứt kiểu đòi sữa, càng về sau tiếng khóc càng thảm khốc như trong một cuộc tra tấn, man dại và thê lương.

Mỏn Phai – cô bé bị ma dọa
Mỏn Phai – cô bé bị ma dọa

Trọn một đêm với cuộc hành xác cả về âm thanh và hình ảnh, dù uống đến 4 viên thuốc ngủ, Mỏn cũng không thể chợp mắt. Dù rất sợ nhưng với bản chất tò mò của phụ nữ, sáng hôm sau, Mỏn vẫn tìm sang nhìn vào tiền sảnh của tòa nhà 7 tầng (Cửa chính của tòa nhà bằng kính chống đạn nên vẫn có thể nhìn vào trong), những gì tại tiền sảnh làm cô suýt ngất xỉu ngay tạị chỗ. Khắp nền nhà vung vãi máu tươi như sau một bữa tiệc ma quỷ…

 Tận mắt xem ma

Câu chuyện của Mỏn dẫu li kỳ nhưng tôi cho là chuyện nhăng nhít, “thần hồn nát thần tính” của phụ nữ nên dù phải về trong đêm tối ở ngoại ô Viêng Chăn, tôi vẫn cười nhạt. Hôm sau, thư viện của Trung tâm văn hóa Việt -Lào cho tôi một thông tin khiến câu chuyện của Mỏn mang tính thuyết phục hơn nhiều.

Trong cuốn sách lịch sử được các nhân viên trung tâm tỉ mẩn dịch ra tiếng Việt bằng bản viết tay có đoạn nói đến mảnh đất mà ngôi nhà 7 tầng tọa lạc. Đây vốn là nơi hành hình các tù binh trong cuộc chiến Lào – Thái liên miên trong suốt chiều dài lịch sử. 

Có lẽ chỉ cách nhau con sông Mê Kông nên những nhà lãnh đạo các cuộc chiến của Lào lấy vị trí sát bờ sông làm nơi hành hình quân địch nhắm uy hiếp đối phương (Sau này sang Thái Lan tôi cũng biết một nơi hành hình tương tự mà bên phía Lào cũng có thể “thưởng lãm” được các hình ảnh kinh hoàng bên kia sông).

Thực ra, mỗi triều đại, mỗi cuộc chiến… các nhà lãnh đạo quân sự của Lào chọn một điểm hành hình tù binh khác nhau (Tất nhiên đều sát bờ sông, trong đó có cả địa điểm nay là Vườn Phật, điểm du lịch nổi tiếng của Lào) nhưng riêng mảnh đất hành hình mà tòa nhà 7 tầng tọa lạc gần với bây giờ hơn cả. 

Trong các nhân viên Trung tâm văn hóa Việt - Lào, có anh Thanh Lâm, phó giám đốc trung tâm là quan tâm hơn cả đến chuyện ma quái. Hơn nữa anh vừa sang nhậm chức nên chưa bị câu chuyện ma “át vía”, vì thế khi  tôi rủ anh làm đồng minh trong cuộc khám phá bản chất của câu chuyện ma, anh Lâm gật đầu tắp lự.

Khi đèn đường đêm vụt tắt, ở bên Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào (Hầu hết anh chị em Trung tâm đều ăn nghỉ luôn tại đây, thành một khu tập thể nho nhỏ rất đầm ấm) anh Lâm níu áo tôi “Này! Khéo có ma thật ông ơi”.

Hai anh em “dặt dẹo” ngồi ở cổng tòa nhà, trong lúc ấy, để xác minh câu chuyện Mỏn kể, tôi mượn điện thoại gọi về số cố định của cửa hàng. Mỏn không dọa chơi, số điện thoại đúng là không liên lạc được, những tiếng tút gấp rút đáp lại cuộc gọi của tôi.

Trong màn đêm đen thẫm bỗng giọng trẻ con khóc vang lên trên tầng cao, lúc đầu còn khẽ khẽ, càng sau càng cuống quýt. Khi đang áp tai vào cửa kính nơi tiền sảnh bỗng cả tôi với anh Lâm bật ngã ngửa vì từ phía trong có một vật đập “phịch” vào cửa kính, căng mắt ra nhìn nhưng bên trong tối thui. Anh Lâm mặt đã hơi tai tái bảo tôi: “Về mượn bác Toàn (giám đốc trung tâm - PV) cái đèn pin dã chiến rồi anh em mình lại sang rình tiếp”.

Còn tiếp

(Mời quý độc giả đón đọc bài tiếp theo trên Báo PL&TĐ số 309, ra ngày 4/8/2016)

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.