Ly kỳ chuyện Phật báo hiệu để người dân nghênh đón ở Vĩnh Long

Sư thầy Thạch Xươnl chia sẻ những câu chuyện ly kỳ với người viết.
Sư thầy Thạch Xươnl chia sẻ những câu chuyện ly kỳ với người viết.
(PLO) -Trong ngày chùa khánh thành, vị trụ trì chùa Đại Thọ - xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) bỗng nhiên gặp một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, trụ trì được Phật Thích ca báo mộng sẽ về ngự tại chùa. Sáng hôm sau, quả nhiên vị trụ trì được người dân báo rằng ở phía sông gần chùa xuất hiện một pho tượng. Không chỉ vậy, ở chùa Đại Thọ này còn một “thần cây” ngàn tuổi biết báo ơn báo oán. 

Tượng phật tự tìm về chùa

Trong chuyến công tác tại huyện Tam Bình (Vĩnh Long) mới đây, chúng tôi tình cờ được người dân địa phương chia sẻ một câu chuyện hết sức ly kỳ về pho tượng Phật tại ngôi chùa Đại Thọ - Ngôi chùa Khmer lâu đời bậc nhất của người miền Tây. Một trong những câu chuyện ly kỳ khiến PV lưu tâm là tại ngôi chùa đang thờ một vị Phật thích ca biết tự tìm về chùa.

Tìm về ngôi chùa, chúng tôi được chính vị trụ trì Thạch Xươn xác nhận những câu chuyện trên. Theo sư Thạch Xươnl, cách đây khảng 60 năm, vị trụ trì đời trước trong khi ngủ đã được Phật Thích Ca báo mộng rằng ngài sẽ về ngự trong chùa này. Tỉnh giấc, vị trụ trì định bụng đi thỉnh một tượng Thích Ca về thờ trong chùa thì nhận được tin báo rằng ở đoạn sông phía trước chùa có một hiện tượng rất lạ.

Dù đang bận công việc rất quan trọng nhưng khi nghe người dân báo, vị trụ trì cũng ngay lập tức đi xem xét sự việc. Khi ra tới nơi, vị trụ trì không dám tin vào mắt mình khi thấy con sông vốn hiền hòa trước chùa bỗng có một xoáy nước cực lớn. Chứng kiến hiện tượng lạ, nhiều người dân tỏ ra hoảng hốt định đi báo chính quyền thì vị trụ trì cười hiền rồi nói: “Điềm tốt, điềm tốt”, nói xong vị trụ trì ngồi xếp bằng ngay gần đó rồi tụng kinh.

Trụ trì khấn nguyện: “Chúng con tới đây để rước ngài về chùa”. Vừa khấn xong, làn nước bỗng hiền hòa trở lại, cũng từ xoáy nước xuất hiện một pho tượng phật Thích Ca. Chứng kiến hiện tượng kỳ lạ, nhiều người dân có mặt tại đó hết sức sửng sốt, tất thảy đều quỳ rạp xuống bái lạy.

Tượng Phật Thích Ca được thờ trong chùa
Tượng Phật Thích Ca được thờ trong chùa

Sau khi làm lễ thỉnh tượng, vị trụ trì cùng hàng trăm người dân xuống sông thỉnh ngài lên nhưng lạ kỳ là, dù hàng trăm thanh niên lực lưỡng cùng xuống nước, người đẩy, người kéo  pho tượng vẫn không hề nhúc nhích.

Theo sư Thạch Xươn: “Pho tượng không lớn nhưng lại có sức nặng ngàn cân, hàng trăm sức người không làm sao nhúc nhích được khiến vị trụ trì tin rằng, ngài chưa lên chùa vì người dân chưa thực sự thành tâm. Nghĩ vậy nên trụ trì lội bộ từ chùa sang Cần Thơ thỉnh một vị cao tăng tới làm pháp đàn thỉnh phật”.

Nhờ lòng thành tâm, pho tượng phật đã chịu về ngự tại chùa Đại Thọ. Từ đó đến nay, tượng ngài Thích Ca được thờ trong chính điện của chùa Đại Thọ. Sư Thạch Xươn tỏ ra băn khoăn khi nhắc tới pho tượng phật: “Hơn 60 năm, nhưng cũng không ai biết nguồn gốc của pho tượng từ đâu tới. Tới nay pho tượng Phật vẫn là điều bí ẩn không ai có thể giải thích”. 

Đề cập tới pho tượng Phật huyền bí này, ông Thạch Hùng (80 tuổi), một vị cao niên được chứng kiến rất nhiều chuyện lạ tại chùa Đại Thọ cho biết: “Sinh ra và lớn lên trong khu vực này, con sông trước chùa cũng là nơi gia đình tôi lấy nước sinh hoạt. Tôi cũng tắm dưới sông không biết bao nhiêu lần nhưng chưa hề thấy, hay nghe ai nói rằng khu vực này có tượng phật. Nhất là hôm phật hiển linh, khu vực này có phát ra một luồng hào quang rất sáng. Theo tôi nghĩ, do thấy vùng đất này người dân sống hiền hòa, cả đời hướng phật nên ngài Thích Ca đã thấu hiểu và về ngự tại đây để che chở”.

Ông Hùng chia sẻ thêm: “Ngày tượng phật hiển linh, tôi cũng là một trong số 5 người tham gia vớt và quả thực lúc đó tôi cũng không sao hiểu được sao lúc đó tượng lại nặng tới vậy. Rồi sau này khi vớt tượng Phật lên, được vị cao tăng từ Cần Thơ qua giải thích rằng, ngài không phải là không muốn lên mà còn muốn thử thách thêm một lần nữa với người dân nơi đây xem mọi người có thực sự thành tâm hướng phật hay không”.

Chuyện ly kỳ về cây thần ngàn tuổi

Trong cuộc trò chuyện với vị sư trụ trì Thạch Xươn, chúng tôi cũng được ngài chia sẻ về một câu chuyện hết sức ly kỳ về cây sao ngàn tuổi trong khuôn viên chùa. Theo sư Thạch Xươn:

“Từ lâu người dân trong vùng vẫn gọi cây sao này là “thần cây” – một biểu tượng trường tồn của người dân nơi đây. Hồi nhỏ tôi được ông cố nội kể rằng chùa lập từ thế kỷ 18 nhưng cây sao đã có từ trước đó rất lâu rồi, vì cây sao có nhiều chuyện ly kỳ nên các bô lão trong làng quyết định lấy đó làm nơi dựng chùa, cầu điều may mắn”.

Dẫn chúng tôi ra thăm “cây thần”, vị trụ trì cho biết: “Mới đây, có chuyên gia thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Long đã tới lấy mẫu và xác định cây có tuổi đời khoảng 700 năm. Chúng tôi đang làm hồ sơ đề nghị công nhận đây là cây di sản quốc gia. Với huyện Tam Bình, cây sao được công nhận là có thêm một điểm tham quan du lịch gắn với tâm linh. Còn với người dân nơi đây đó là một niềm tự hào rất lớn”.

Cây Sao ngàn tuổi trong chùa Đại Thọ
 Cây Sao ngàn tuổi trong chùa Đại Thọ

Theo  thầy Thạch Xươn, cây có chiều cao khoảng 35m, gốc cây lớn cỡ 3 người ôm. Chỉ cho chúng tôi một vết cắt lớn trên cây, sư thầy Thạch Xươn cho biết, đây là dấu vết của cây bị sét đánh cách đây khoảng 50 năm trước.

“Hồi đó tôi nhỏ, chỉ nghe cha tôi kể là ngày hôm đó vào khoảng chính ngọ, trời đang nắng bỗng chuyển mưa lớn.Một cơn mưa lớn chưa từng thấy, mây đen kéo mịt trời, người đứng cạnh nhau còn không nhìn thấy mặt. Giữa lúc người dân không biết chuyện gì đang xảy ra thì một tiếng sét kinh hồn làm rung chuyển cả một vùng. Một tuần nhang sau thì mưa tạnh, trời trở nên quang đãng, mọi người tìm tới vị trí sét đánh thì phát hiện cây sao bị sét đánh toác ra làm đôi”, vị trụ trì chia sẻ.

Sau khi cây bị sét đánh, người dân trong vùng cho rằng đây là điềm không tốt nên lập đàn khấn vái để mong điều dữ hóa lành, nhân dân không gặp phải tai ương. Sợ cây chết nhiều vị cao niên trong vùng đã đi khắp nơi tìm cách cứu cây nhưng đều không có kết quả tốt. Có một lần, một cao tăng từ Thất Sơn đi qua vùng, nghe chuyện về cây sao nên đã tìm đến xem.

Sau một hồi xem xét, vị cao tăng này liền ngồi dưới gốc cây niệm kinh, không ngờ chỉ vài ngày sau cây bỗng nhiên đâm trồi xanh tốt trở lại. Sư Thạch Xươn chia sẻ: “Khu vực bị sét đánh các cây khác đều chết khô hết, chỉ có cây sao này là vẫn sống. Điều lạ nhất là sau khi bị sét đánh thành hai mảnh, cây sao lại từ từ liền lại. Tới nay chỉ còn vết sẹo ở dưới gần gốc cây”.

Ngoài những câu chuyện liên quan tới chuyện cây bị sét đánh không chết, cứu người trong chiến tranh thì một câu chuyện được coi là bí mật của nhà chùa được thầy Thạch Xươn tiết lộ khiến người viết cũng không khỏi rùng mình, đó là chuyện cây báo oán.

Sư thầy Thạch Xươn cho biết, câu chuyện này xảy ra cách đây khoảng 50 năm, khi đó vị trụ trì đời trước là sư Thạch Xiêng (đã viên tịch) thấy chùa xuống cấp trầm trọng nên đã bàn với các sư khác đốn cây sao để dựng lại chùa. Ban đầu nhiều sư cũng như người dân trong vườn không đồng ý vì cho rằng cây là biểu tượng của vùng đất này. Tuy nhiên, về sau vì thấy việc xây chùa cũng quan trọng nên mọi người đành chấp nhận.

Sư Thạch Xươn cho biết, nhận được sự đồng ý của mọi người, sư Thạch Xiêng đã làm lễ dưới gốc cây rồi thuê hai người thợ tới cưa. Vậy nhưng, khi đưa lưỡi cưa chạm vào thì hai người thợ này không thể nào cưa thêm được.

Không những thế, từ vết cưa còn rỉ ra mủ có màu đỏ như máu tươi. Quá hoảng sợ trước những việc tận mắt chứng kiến, hai người thợ cưa đã quỳ lạy cây thần rồi bỏ chạy. “Sau khi cưa cây trở về, hai người thợ này đều đổ bệnh rồi chết bất đắc kỳ tử. Không biết đây có phải là sự trùng hợp hay không nhưng những việc này xảy ra cùng lúc khiến người dân hết sức kinh hãi. Từ đó, nhà chùa cũng như người dân trong vùng không ai còn dám nghĩ tới chuyện cưa cây nữa. Không những thế, nhiều gia đình có người mất đều mang tro cốt để dưới gốc cây sao này”, sư Thạch Xươn cho biết. 

Cũng là người từng được chứng kiến sự việc kỳ lạ này, ông Thạch Quang cho biết, những chuyện ly kỳ về cây sao thì có rất nhiều. Thực có, hư ảo cũng nhiều nhưng là người tận mắt chứng chuyện cây sao bị cưa nên tôi không thể không tin.

Lúc đó, khi nghe mọi người bàn tán rằng “cây thần” chảy máu, ông Quang không tin nên cũng chạy tới xem thì quả nhiên đúng là như vậy. “Hai người thợ cưa là người ở nơi khác, việc họ chết ra sao thì không ai rõ nhưng chính người của gia đình họ tới báo cho chùa về cái chết của họ. Có thể đây chỉ là điều trùng hợp nhưng với người dân ít hiểu biết và vốn tin vào chuyện tâm linh thì chuyện cây đã báo oán được người dân hết sức tin tưởng”, ông Quang chia sẻ.

Theo sư Thạch Xươn, cây sao này đã sống gần ngàn năm nên việc cây có linh tính là rất có thể. Còn chuyện báo oán thì thật sự bản thân sư cũng không dám khẳng định. Sư Thạch Xươn cũng chia sẻ, vì tin cây có linh khí nên khi tới chùa, nhiều người dân đã mang lễ tới cầu xin rồi lấy lá, cành khô, vỏ cây về nấu nước uống. Họ tin rằng, những thứ đó có thể chữa khỏi bách bệnh.

“Nhiều khi sợ người dân quá tin vào chuyện tâm linh, nhà chùa còn phải gắn biển, giải thích cho người dân không nên cuồng tín. Cây thực sự không hề có khả năng chữa bệnh”, sư Thạch Xươn cho biết.

Những chuyện ly kì về cây sao cổ thụ tới nay vẫn là một hiện tượng khó giải thích với chính sư Thạch Xươn, cũng như rất nhiều người dân trong vùng. Sư thầy cũng cho biết, dù không tin cây có khả năng chữa bệnh nhưng việc nhiều đời nay các vị cao tăng trong chùa đã tụ tập dưới gốc cây sao này và tất cả đều đắc đạo, trở thành những vị sư nổi tiếng. 

Chính vì những sự tích trên mà cây sao trong chùa Đại Thọ không chỉ hiếm vì to lớn và sống lâu năm mà còn là một cây linh thiêng với đồng bào Khmer nơi đây. Khi đến xem cây sao, chúng tôi còn thấy rất nhiều chân nhang cắm xung quanh gốc.

Sư Thạch Xươn chia sẻ: “Ngoài cây sao 700 tuổi chùa cũng có cây ngâu 300 tuổi và hầu hết các cây cổ thụ trong chùa đã có tuổi thọ 100 năm trở lên. Chúng tôi cũng đang trông chờ cây được nhận là di tích quốc gia. Vì đây cũng là cách chứng nhận sự hình thành, phát triển của vùng đất này”.

Chùa Đại Thọ nơi xảy ra nhiều chuyện ly kỳ
Chùa Đại Thọ nơi xảy ra nhiều chuyện ly kỳ

Không chỉ được người dân truyền tụng nhau về câu chuyện “cây thần” chết đi sống lại một cách ly kì mà người dân còn chia sẻ rằng, trong thời kỳ chiến tranh chính cây sao ngàn tuổi này đã dang tay giúp đỡ rất nhiều người dân trong vùng.

Ông Nguyễn Văn Ba (77 tuổi, một cựu chiến binh) chia sẻ, trong thời kỳ chiến tranh, bộ đội thường lấy cây sao làm nơi hội họp, bàn cách chống địch. Mỗi khi bị địch càn, bộ đội ta thường ẩn nấp trong chùa, dưới gốc cây sao. 

Điều lạ nhất là có những khi địch vào chùa, chúng luôn kiếm tìm khắp nơi nhưng tuyệt nhiên không bén mảng tới gốc cây sao. Cũng bởi vậy mà lực lượng của ta nhiều người đã không lọt vào tay địch nhờ trú náu dưới cây này. Cũng trong thời gian chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch giết, hay trúng bom đều được người dân trong vùng an táng tại gốc cây sao ngàn tuổi này.

Ông Lâm cho biết: “Tới nay cũng chưa ai thống kê và cũng không ai biết được là dưới gốc cây sao có bao nhiêu di hài của chiến sĩ cách mạng cũng như người dân trong vùng nữa. Chính vì có quá nhiều người được chôn ở đây nên càng khiến những câu chuyện liên quan tới cây sao càng thêm ly kỳ”.

Không chỉ che chở cho bộ đội mà không ít người dân trong vùng cũng sống nhờ vào cây sao ngàn tuổi này. Theo sư Thạch Xươn cho biết: “Cách đây khoảng 30 năm, trên cây sao có một gia đình chim đại bàng về sinh sống. Để nuôi con, chim bố, mẹ thường đi bắt cá về cho chim con. Do nhiều cá nên làm rơi xuống dưới gốc cây, người dân trong vùng thường tới nhặt cá về nấu ăn. Có những ngày người dân nhặt được tới vài chục ký cá. Vậy nhưng khi đại bàng con lớn thì chúng đã bỏ đi”.

Cũng nhờ vào những đặc ân mà cây sao ngàn tuổi này mang lại nên người dân trong vùng mỗi khi tới chùa Đại Thọ đều thắp nhang khấn vái. Họ làm vậy, vừa để tưởng nhớ người đã khuất mặt khác cũng để cảm ơn thần cây đã phù hộ cho người dân. Sư thầy Thạch Xươn cho biết, trước đây chùa chỉ đón khách trong vùng nhưng nhiều năm gần đây, khi những câu chuyện được người dân lan truyền trên mạng xã hội thì khách thập phương từ nhiều nơi đã tới viếng chùa, thăm cây cổ thụ này.

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Long: Cây sao ở chùa Đại Thọ gần 700 tuổi đã được hoàn thiện hồ sơ “chắc chắn được cây di sản rồi”, hiện còn đợi hồ sơ của các cụm cây trong tỉnh sẽ trình Trung ương hội công nhận cây di sản.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.