Phòng, chống tham nhũng: Xử lý mạnh mới hiệu quả?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Một số chuyên gia cho rằng, không phải cứ xử lý mạnh là xong mà để chống tham nhũng hiệu quả, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ…
Để góp phần khắc phục những bất cập trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) cũng như bảo đảm sự tương thích với Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (TN), quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 đã tính đến việc mở rộng phạm vi các tội phạm TN ra khu vực tư và hình sự hóa hành vi vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. 
Thận trọng khi quy định tội tham nhũng trong khu vực tư
Kết quả nghiên cứu “TN, hối lộ, gian lận trong hoạt động của doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp” của Thanh tra Chính phủ, TN trong hoạt động của doanh nghiệp được coi là vấn đề đáng quan ngại với hơn 70% doanh nghiệp tự động đưa “hối lộ nhỏ” cho cán bộ công chức hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công để giải quyết công việc nhanh chóng. 
Trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp, báo cáo của Sáng kiến xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong quan hệ kinh doanh tại Việt Nam (ITBI) cho biết, 64,7% doanh nghiệp cho rằng các cấp quản lý trong doanh nghiệp lạm dụng quyền hạn, sử dụng phương tiện, tài sản vào mục đích cá nhân... 
Có thể nói, TN trong khu vực tư ngày càng nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộng, song BLHS hiện hành chưa ghi nhận loại tội phạm này. Do vậy, trong thực tiễn, người thực hiện một số hành vi tương tự như hành vi TN, chỉ khác là trong khu vực tư, thường bị xử lý về tội phạm khác (có thể bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Cách xử lý này chưa thực sự phù hợp và chưa phản ánh đúng bản chất của tội phạm TN theo yêu cầu của Công ước chống TN.
Vì thế, tại cuộc họp diễn ra vào hôm qua (3/10), Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Hoàn cho rằng, việc quy định tội phạm TN trong khu vực tư là hết sức cần thiết. Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn thuộc các thành phần ngoài nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà thực hiện hành vi phạm tội vì vụ lợi như hành vi nhận tiền hối lộ của người có thẩm quyền trong lĩnh vực tư nhân… phải được xác định là những hành vi TN để có chính sách xử lý thống nhất và phù hợp.  
Đồng tình với việc mở rộng phạm vi các tội phạm về TN trong khu vực tư, nhưng Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Hiển đề nghị phải hết sức thận trọng. “Mức độ xử lý tội phạm TN trong lĩnh vực tư nên hạn chế, vì lĩnh vực tư có cơ chế tự chủ khác; hơn nữa, đất nước ta đang trong quá trình phát triển thì chỉ giới hạn phạm vi tội phạm TN với một số hành vi, bước đầu có thể chỉ là tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ” – ông Hiển phân tích. 
Làm giàu bất chính “thoát án” hình sự?
Một hành vi gây bức xúc thời gian qua song chưa được BLHS 1999 quy định là hành vi làm giàu bất chính. Điều 20 Công ước chống TN khuyến nghị các quốc gia thành viên hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính, tuy nhiên, qua các hội thảo, tọa đàm về sửa đổi BLHS, có hai loại ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến lý giải, yêu cầu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong điều kiện nước ta hiện nay là chưa cấp bách; một số ý kiến khác đề xuất phải hình sự hóa hành vi này vì Luật PCTN 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012) đã đặt nền móng cho việc xử lý đối với hành vi làm giàu bất chính.
Tổ biên tập Dự án BLHS sửa đổi thì nhận thấy trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính cần phải được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như tính khả thi của BLHS. Trước mắt, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm TN, có thể cân nhắc bổ sung tội vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhưng với các điều kiện chặt chẽ trên tinh thần chủ yếu là để răn đe, phòng ngừa, chỉ xử lý đối với những trường hợp vi phạm có tính hệ thống, cố tình che giấu hoặc không giải trình rõ về nguồn gốc đối với số lượng tài sản, thu nhập lớn. 
Dẫn lại con số được nêu trong Báo cáo công tác PCTN năm 2014 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp mới đây, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ cho biết, trong số gần 1 triệu trường hợp đã kê khai tài sản thu nhập năm 2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. “Các quy định hiện hành về tội TN khá đầy đủ và nghiêm khắc. Vấn đề quan trọng là chúng ta áp dụng ra sao và có các giải pháp đồng bộ khác, chứ bổ sung tội vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa chắc đã chống TN hiệu quả” – ông Độ nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Đọc thêm

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).