Đề xuất thưởng 10 tỷ đồng cho người chống tham nhũng

Cơ quan chức năng khen thưởng cho các cá nhân tố cáo tham nhũng ở Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng
Cơ quan chức năng khen thưởng cho các cá nhân tố cáo tham nhũng ở Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng
(PLO) - Thanh tra Chính phủ đang đề xuất tăng mức thưởng, động viên về vật chất từ Quỹ khen thưởng phòng chống tham nhũng (PCTN) gấp ba lần so với quy định hiện hành. Riêng Huân chương Dũng cảm còn được thưởng thêm 20% số tiền thu hồi được về ngân sách nhà nước nhưng không vượt quá 10 tỷ đồng.
Mới đây, Báo PLVN đã có bài “Sẽ có "Huân chương Dũng cảm" cho người tố cáo tham nhũng?”. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, kỳ này Báo PLVN giới thiệu chi tiết hơn về cơ chế khen thưởng đang được Thanh tra Chính phủ xây dựng, hoàn thiện trước khi ban hành…
Thưởng thêm 20% số tiền thu hồi được về ngân sách nhà nước
Theo quy định hiện nay, ngoài mức thưởng chung, người tố cáo còn được động viên bằng vật chất với mức thưởng cao hơn nhiều lần. Theo qui định của Thông tư liên tịch (TTLT) số 03/2011, Huân chương Dũng cảm được thưởng 30 lần mức lương tối thiểu chung; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được thưởng 20 lần mức lương tối thiểu chung; Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương được thưởng 10 lần mức lương tối thiểu chung; Giấy khen được thưởng ba lần mức lương tối thiểu chung. 
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, có quan hệ rộng, có trình độ che giấu vi phạm… do đó người tố cáo tham nhũng, cung cấp thông tin để giải quyết tố cáo tham nhũng thường gặp rất nhiều khó khăn, mà nếu không có chế độ bảo vệ, khen thưởng xứng đáng thì khó tạo động lực để họ dũng cảm tố cáo tham nhũng. 
Do đó, để kịp thời khuyến khích, động viên tinh thần đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, Dự thảo đã tăng mức thưởng, động viên về vật chất từ Quỹ khen thưởng PCTN gấp ba lần so với quy định trong TTLT số 03/2011. Riêng Huân chương Dũng cảm còn được thưởng thêm 20% số tiền thu hồi được về ngân sách nhà nước nhưng không vượt quá 10 tỷ đồng.
Mặc dù mức thưởng đang được đề xuất này “quá chênh lệch với chế độ khen thưởng nói chung và khen thưởng người tố cáo nói riêng; Quỹ khen thưởng của Bộ, ngành, địa phương có thể không đáp ứng được” như đánh giá của một số chuyên gia, song với mức thưởng tăng gấp ba lần, đặc biệt qui định “có thưởng thêm 20% số tiền thu hồi được về ngân sách nhà nước” đối với trường hợp cá nhân được nhận Huân chương Dũng cảm cho việc tố tham nhũng trong Dự thảo TTLT sẽ thực sự là một bước tiến rất dài trong việc nâng mức khen thưởng, động viên bằng vật chất đối với người tố cáo hành vi tham nhũng, thể hiện rõ tầm quan trọng và tính cần thiết của công cuộc PCTN. 
Ngoài ra, nguồn tài chính cho việc động viên bằng vật chất cho người tố cáo hành vi tham nhũng được lấy từ Quỹ khen thưởng PCTN, không ảnh hưởng đến Quỹ khen thưởng của Bộ, ngành, địa phương được trích lập theo quy định hiện hành.
Đưa hối lộ rồi tố cáo: Không khen thưởng
Cùng với việc tán thành tăng mức khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng,  nhiều ý kiến còn băn khoăn khi mức thưởng cao dễ dẫn đến những trường hợp “cài bẫy” người khác để được nhận thưởng và tạo ra “làn sóng” tố cáo tham nhũng gây bất ổn cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo tham nhũng. 
Để phòng ngừa trường hợp này, Dự thảo TTLT đã bổ sung quy định về việc không xét khen thưởng đối với trường hợp thành tích của cá nhân cho dù là xuất sắc nhưng lại là tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm, như trường hợp người đưa hối lộ sau đó lại tố cáo người nhận hối lộ thì việc tố cáo đó không được coi là thành tích để xét khen thưởng.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là việc khen thưởng liệu có gây khó khăn, nguy hiểm cho người tố cáo tham nhũng khi danh tính của họ được công khai cùng việc khen thưởng. Dự thảo đã bổ sung quy định về hình thức trao tặng khen thưởng công khai và trao tặng khen thưởng không công khai để bảo vệ bí mật thông tin về người có thành tích trong tố cáo hành vi tham nhũng. 
Theo đó, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng được lựa chọn, đề nghị hình thức trao tặng khen thưởng công khai hoặc không công khai. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc khen thưởng công khai có thể gây tổn hại cho người có thành tích thì vẫn có quyền quyết định việc trao tặng khen thưởng không công khai.
Có ý kiến đề nghị bỏ hình thức trao tặng không công khai vì rất khó để bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện các thủ tục xét, đề nghị, khen thưởng. Tuy vậy, những người soạn thảo Dự thảo TTLT này thấy rằng, cá nhân có thành tích, xứng đáng được khen thưởng thì cần phải khen thưởng. 
Do yêu cầu bảo vệ người tố cáo, người cung cấp thông tin thì việc trao tặng khen thưởng không công khai là cần thiết nên quá trình lập, quản lý hồ sơ phải bảo đảm chặt chẽ như đối với tài liệu mật. Quy định này cũng tương tự như việc khen thưởng trong các trường hợp bảo vệ bí mật an ninh quốc gia quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện nay, một số nước trên thế giới đang thực thi chính sách khen thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng khá hiệu quả. Ví dụ như Mỹ có quy định thưởng tới 30% giá trị tiền, tài sản thu hồi được về ngân sách nhà nước nhờ thành tích của người tố cáo hành vi tham nhũng và đã có những cá nhân được thưởng hàng trăm triệu USD do thành tích tố cáo. 
Ở Hàn Quốc, không quy định việc khen thưởng cho người tố cáo hành vi tham nhũng nhưng có quy định việc Nhà nước sẽ đền bù cho những thiệt hại mà người tố cáo có thể gặp phải do việc tố cáo đó với mức đền bù tính theo tỷ lệ % số tiền thu hồi được, tối đa có thể lên đến 2 tỷ Won (khoảng 40 tỷ đồng Việt Nam). 
Tuy nhiên, cũng có quốc gia thực hiện công tác PCTN đạt hiệu quả cao như Singapore nhưng lại không có chính sách khen thưởng cho người tố cáo vì quốc gia này coi việc tố cáo tham nhũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. 

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...