Nhiều tội phạm về tham nhũng đã bị phát hiện, xử lý

(PLO) - Tình trạng tham nhũng vặt trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công, các hành vi tiêu cực để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền diễn ra khá phổ biến, song khó phát hiện do người dân ngại tố cáo, tố giác và thiếu bằng chứng xử lý.
Cùng với tình hình đó, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp hôm qua (12/9), đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng đều phản ánh về tình trạng tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, có nhiều tội phạm tham nhũng liên quan đến các tổ chức, cơ quan ở nước ngoài, phát hiện một số vụ án về tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp. Trong năm 2014, nhiều tội phạm về tham nhũng đã bị phát hiện, xử lý.
Phát hiện tham nhũng trong hoạt động tư pháp 
Ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TANDTC cho biết, tội phạm tham nhũng vẫn phổ biến ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, gây thiệt hại lớn về tài sản, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản lý vốn của Nhà nước, đầu tư, giao thông, đất đai, xây dựng cơ bản, y tế, chính sách phúc lợi và an sinh xã hội. Tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài tiềm ẩn phức tạp, việc phát hiện, điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. 
Trước tình hình đó, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tập trung đấu tranh, xử lý, giải quyết các vụ án tham nhũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, năm 2014 tội phạm về tham nhũng đã phát hiện, khởi tố điều tra 252 vụ/504 bị can, giảm 0,4% số vụ và 7,01% về số bị can; tội phạm về chức vụ đã phát hiện, điều tra 26 vụ, 67 bị can, giảm 23,53% về số vụ, 28,72% về số bị can. 
Cùng với ngành Công an, ông Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng VKSNDTC cho biết, ngành Kiểm sát cũng kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố đối với những vụ, việc có dấu hiệu tội phạm, nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm về tham nhũng, tăng cường việc phát hiện, điều tra các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Ngành Kiểm sát đã khởi tố điều tra 14 vụ/12 bị can về tội phạm trong hoạt động tư pháp (chiếm 36% vụ án khởi tố).
Chỉ 20% bị cáo tham nhũng được hưởng án treo
Để đảm bảo xét xử các vụ án về tham nhũng nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, ngành Kiểm sát kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với án tham nhũng, báo cáo lên cấp trên những vụ án VKS truy tố và đề nghị cho bị cáo hưởng án treo (chiếm 13,5%), đã góp phần làm giảm số bị cáo phạm tội tham nhũng được xử án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ so với năm 2013. 
Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Sơn cho biết thêm, trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo chiếm  20% các bị cáo được hưởng án treo (giảm 8% so với cùng kỳ năm trước) và chỉ có 01/106 trường hợp bị sửa án do áp dụng không đúng qui định pháp luật.
Đồng thời, trong 10 tháng qua, TAND các cấp đã xét xử 318 vụ/792 bị cáo phạm tội về tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm như vụ Vũ Việt Hùng (nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông), vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Nguyễn Thanh Huyền (Phó Tổng Giám đốc Vifon), vụ Công ty cho thuê tài chính II, vụ Dương Chí Dũng…, được sự đồng tình cao của dư luận. 

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.