Phải có niềm tin để hàng Việt chinh phục người Việt

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) -Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không chỉ là khẩu hiệu người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà cần phải hướng tới mục tiêu hàng Việt chinh phục người Việt.

Sáng nay (15/1), tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai cuộc vận động năm 2018, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Có thể nói, bên cạnh những mặt tích cực mà CVĐ mang lại, thị trường hàng Việt vẫn còn tồn tại không ít hạn chế. Điển hình là tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn khó kiểm soát trên thị trường; một số hàng hóa Việt Nam chưa thực sự thu hút người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng và giá cả… 

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, các ý kiến đã cùng thảo luận để tìm nguyên nhân của những tồn tại, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng tầm hàng Việt, đưa hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng. Từ đó phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng và góp phần thực hiện có hiệu quả CVĐ.

Để CVĐ có hiệu quả cao hơn, cùng với việc tuyên truyền, vận động, theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệpViệt phát triển, tăng cường công tác quản lý thị trường đấu tranh chống hàng giả hàng nhái kém chất lượng để bảo vệ uy tín của hàng Việt. Đặc biệt cần xây dựng các chuỗi liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng

“Năm 2019 là năm quan trọng khi hiệp định CPTPP đã có hiệu lực và 60% dòng thuế đã bị xóa bỏ, theo cam kết 3 năm tới sẽ có 85% dòng thuế bị xóa, đây là áp lực đối với hàng hóa Việt, chính vì vậy cần có sự chung tay hỗ trợ doanh nghiệp Việt để góp phần phát triển kinh tế - xã hội”- ông Cao Đức Phát đề nghị.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát phát biểu tại hội nghị.
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát phát biểu tại hội nghị.

Hiện nay, CVĐ đã bước vào năm thứ 10, bởi vậy Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng CVĐ không chỉ là khẩu hiệu người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà cần phải hướng tới mục tiêu hàng Việt chinh phục người Việt.

Về phía Bộ Công thương, bên cạnh việc mở các diễn đàn để lắng nghe ý kiến nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Bộ cũng sẽ có những biện pháp phù hợp để bảo vệ thị trường trong nước, quan tâm đến phát triển hệ thống phân phối nhằm tăng tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống bán lẻ và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam  Hầu A Lềnh khẳng định, năm 2018 Ban Chỉ đạo CVĐ từ Trung ương đến các địa phương đã bám sát Chỉ thị của Bộ Chính trị, kết luận của Ban Bí thư, các Chỉ thị, Đề án của Chính phủ để cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình và triển khai có hiệu quả CVĐ. 

Ông Hầu A Lềnh phát biểu.
Ông Hầu A Lềnh phát biểu.

Về nhiệm vụ năm 2019, ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ là chuẩn bị tốt các điều kiện để tổng kết 10 năm CVĐ để từ đó đề nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ có những quyết sách mới phù hợp với CVĐ trong giai đoạn hiện nay.

“Ban Chỉ đạo CVĐ các cấp có thể có những diễn đàn để trao đổi với doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để có những đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ điều chỉnh, thay thế những cơ chế, chính sách chưa phù hợp. Mục tiêu cuối cùng của CVĐ là phải thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, để sản phẩm, thương hiệu Việt Nam phải chinh phục người tiêu dùng “-  ông Hầu A Lềnh gợi mở./.

Báo cáo kết quả triển khai CVĐ năm 2018, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, năm 2018 có 13 tỉnh, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo CVĐ cấp tỉnh, thành phố. Tính đến nay, có 100% Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập; 470/712 Ban Chỉ đạo cấp huyện được thành lập (đạt 66%). Ban Chỉ đạo CVĐ 55/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức tuyên truyền được 149.161 cuộc với 6.365.103 người tham dự; tổ chức được 112 hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu; 361 hội chợ, triển lãm, 2.010 chuyến đưa hàng Việt về nông thôn; 38 cuộc kiểm tra, giám sát liên ngành. 

Đồng thời xây dựng và thực hiện nhiều mô hình, chương trình phong phú như: tổ chức Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”; mô hình “Tự hào hàng Việt, sử dụng hàng Việt”, “Khu dân cư cam kết ưu tiên sử dụng hàng Việt”, “phiên chợ hàng Việt”; chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP); “Người dân nói không với hàng lậu”, “Xây dựng nền văn hóa tiêu dùng với sản phẩm trong nước”...

“Thông qua Cuộc vận động, các hội chợ và phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn đã giúp người tiêu dùng có cơ hội tìm hiểu, nhận biết các mặt hàng sản xuất trong nước, các sản phẩm của địa phương của vùng miền. Các doanh nghiệp, được tạo điều kiện, môi trường kinh doanh mang lại tâm lý tích cực, kích thích việc phát triển sản xuất kinh doanh. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, người sản xuất đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm đặc trưng vùng, hình thành vùng sản xuất tập trung, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh”, bà Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...