Nỗ lực phát triển thương hiệu đặc sản nổi tiếng hạt dẻ Trùng Khánh

Sản lượng dẻ mỗi năm huyện Trùng Khánh thu được khoảng 130-160 tấn.
Sản lượng dẻ mỗi năm huyện Trùng Khánh thu được khoảng 130-160 tấn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bằng việc phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng, xây dựng vườn giống vô tính, xây dựng chuỗi liên kết, đưa sản phẩm hạt dẻ đi sâu vào thị trường, tham gia sàn giao dịch nông sản trong tỉnh và một số thành phố lớn, hạt dẻ Trùng Khánh đang ngày càng được người tiêu dùng biết đến và dần tạo được chỗ đứng cho thương hiệu của mình.

Xây dựng chuỗi liên kết, mở rộng diện tích cây trồng đặc sản

Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có diện tích trồng cây hạt dẻ trên 240 ha, tập trung nhiều ở thị trấn Trùng Khánh, các xã Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Ngọc Khê và Phong Châu. Năm 2014, sản phẩm hạt dẻ Cao Bằng được công bố chỉ dẫn địa lý Trùng Khánh, đem lại ý nghĩa quan trọng về thương mại, du lịch địa phương. Hạt dẻ Trùng Khánh đã lọt “Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam năm 2020 - 2021” do Viện Kỷ lục Việt Nam bình chọn.

Thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030, UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch phát triển cây dẻ Trùng Khánh, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ có quy mô 1.000 ha.

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, phát triển diện tích trồng mới 900 ha cây dẻ, cải tạo, trồng thay thế 100 ha dẻ hiện có; cây dẻ giống đưa vào sản xuất, sử dụng 70% cây giống nhân bằng phương pháp ghép, 30% cây giống được nhân bằng hạt...

Hạt dẻ là một trong những quả đặc hữu nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Mùa dẻ chín cũng chính là “mùa vui” của người dân các dân tộc huyện Trùng Khánh.

Hạt dẻ là một trong những quả đặc hữu nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Mùa dẻ chín cũng chính là “mùa vui” của người dân các dân tộc huyện Trùng Khánh.

Cũng theo Đề án, diện tích trồng cây dẻ của các xã trong vùng sản xuất tập trung như: thị trấn Trùng Khánh, Đình Phong, Phong Châu, Chí Viễn, Khâm Thành, Đàm Thủy, Ngọc Khê bình quân đạt 25 ha/năm/xã. Đồng thời, khai thác mô hình du lịch sơn thôn mùa dẻ, phát triển cây dẻ gắn với quảng bá khu du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao.

Địa phương có lộ trình hỗ trợ mỗi xã trọng điểm xây dựng 1 hợp tác xã sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm từ hạt dẻ. Đồng thời, huyện thiết lập quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hạt dẻ Trùng Khánh”.

Trùng Khánh cũng xây dựng chuỗi liên kết, kênh bán hàng hạt dẻ tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh.

Huyện cũng tổ chức đưa sản phẩm hạt dẻ tham gia sàn giao dịch nông sản trong tỉnh và một số thành phố lớn, quảng bá thương hiệu gắn với du lịch, bán hàng qua mạng, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội nhằm thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

Đề án cũng tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm từ cây dẻ.

Hạt dẻ Trùng Khánh to, chất lượng hảo hạng.

Hạt dẻ Trùng Khánh to, chất lượng hảo hạng.

Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với nhiều đơn vị, chỉ đạo các sở ngành và huyện Trùng Khánh tìm nhiều giải pháp để mở rộng diện tích cây dẻ, đưa thương hiệu hạt dẻ vươn xa ra ngoài tỉnh. Trong đó, Viện Nghiên cứu Lâm sinh triển khai đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng”, tập trung vào xác định giá trị nguồn gen cây dẻ, chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống, xây dựng vườn giống vô tính dẻ Trùng Khánh 1ha và 3ha mô hình điểm trồng rừng thâm canh bằng các dòng có năng suất cao.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng cũng đề xuất phương pháp nhân giống ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây dẻ Trùng Khánh, khắc phục những hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt như hiện nay.

Để thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh "bay xa"

Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, huyện Trùng Khánh đã và đang đẩy mạnh du lịch và các thương hiệu đặc trưng của địa phương, đặc biệt là hạt dẻ. Vào mùa hạt dẻ, nhiều gia đình tại Trùng Khánh mở vườn cho du khách đến tham quan, trải nghiệm hoạt động thu hoạch và nướng hạt dẻ ngay tại vườn. Dịch vụ trải nghiệm vườn dẻ thu hút đông đảo khách du lịch, góp phần quảng bá thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh vươn xa, đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân trồng hạt dẻ.

Đến nay, huyện Trùng Khánh đã có gần 700ha dẻ, trong đó khoảng 200ha cây dẻ lâu năm cho thu hoạch, chủ yếu trồng ở các xã Chí Viễn, Ngọc Khê, Ðình Minh, Phong Châu, Ðình Phong, thị trấn Trùng Khánh... Năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha, sản lượng dẻ mỗi năm khoảng 130-160 tấn, thu nhập đạt khoảng 200-250 triệu đồng/ha..

Hạt dẻ rụng xuống khi đã chín.

Hạt dẻ rụng xuống khi đã chín.

Bà Nông Thị Điêm, người dân xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh chia sẻ: “Hạt dẻ năm nay được mùa lại gặp đợt lễ hội nên tiêu thụ mạnh, giá bán hạt to 150.000đ/kg, nhỏ hơn thì 120.000 đồng đến 130.000đ/kg. Bà con bản Khấy trồng hạt dẻ nên ai cũng thu nhập cao hơn, không còn ai đói nữa rồi, hầu như ai cũng khá giả”.

Khác biệt so với hạt dẻ ở các địa phương khác, ở Trùng Khánh hạt to đều, gấp 5 - 6 lần hạt dẻ các địa phương khác. Vỏ hạt dẻ màu nâu sẫm, lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, nhân có màu vàng, khi ăn có vị thơm ngon và bùi ngậy.

Hạt dẻ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: Chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ ung thư. Đặc biệt, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm nên tốt cho hệ tiêu hóa, gân cốt, bổ thận. Hạt dẻ có thể chế biến được nhiều món như: Hạt dẻ rang, cốm hạt dẻ, hạt dẻ hầm chân giò, hạt dẻ hầm gà...

Vào mùa hạt dẻ, trước mỗi phiên chợ, tiểu thương sẽ tới từng vườn tìm mua để mang về bán trên chợ huyện, chợ tỉnh.

Thời tiết mùa thu se lạnh, thưởng thức hạt dẻ nóng thơm ngon khiến du khách nhớ tới Cao Bằng.

Thời tiết mùa thu se lạnh, thưởng thức hạt dẻ nóng thơm ngon khiến du khách nhớ tới Cao Bằng.

Cách thu hoạch hạt dẻ thường thấy nhất là dùng sào tre móc cành, sau đó rung cây cho trái chín rụng. Ngoài ra, khi hạt đạt đủ độ chín sẽ rụng, người nông dân sẽ đi nhặt hạt tại vườn. Quả dẻ chín có đường nứt ở vỏ ngoài, bên trong vỏ có từ 1 đến 3 hạt. Vỏ dẻ có gai sắc nên người dân mang cây gắp vào vườn nhặt trái, có thể tách hạt tại chỗ hoặc mang trái về nhà để bóc tách.

Để phân biệt hạt dẻ Trùng Khánh với hạt dẻ Trung Quốc. Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có mùa vụ nhưng hạt dẻ Trung Quốc bán quanh năm. Hạt dẻ Trung Quốc hạt tròn, bên ngoài không có lông tơ và ruột bên trong có màu trắng. Hạt dẻ chuẩn Trùng Khánh, dễ dàng tan trong miệng và có vị ngọt dịu, mùi thơm tỏa thanh nhẹ, vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

(PLVN) -  Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa sản xuất trong nước tại Thanh Hóa chiếm hơn 80% thị phần tại các kênh phân phối. Đặc biệt, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này đạt gần 90%, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Nghệ An: Đẩy mạnh quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại hàng Việt

Nghệ An cụ thể hoá bằng nhiều kế hoạch trong triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
(PLVN) -  Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Nghệ An đã quan tâm và đẩy mạnh công tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, thiết lập chuỗi giá trị liên kết sản xuất - tiêu thụ.