Tiết lộ 'bí quyết' để trà cung đình Huế ngày càng vang danh trên thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trà cung đình Huế được tinh chế dựa trên nguyên tắc tận dụng những vị thuốc mà tạo hoá đã ban tặng từ trong “hoa quả, cỏ cây” đã bào chế, tinh lọc trong mỗi gói trà.

Trải qua bao năm tháng gian truân tìm tòi công thức, ông Nguyễn Văn Phượng - chủ cơ sở sản xuất trà cung đình Huế Đức Phượng đã chế tạo ra một loại trà mang đậm hương vị Cố đô và lừng danh khắp cả nước, ngày càng đứng vững trên thị trường.

Từ bán trà dạo thành danh trà

Cái tên trà cung đình Huế Đức Phượng chắc chắn không còn lạ lẫm với giới thưởng trà. Nhưng ít ai biết, người làm nên thương hiệu ấy lại không phải là người Huế chính hiệu. Ông Nguyễn Văn Phượng (SN 1969, ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) vốn là người con của quê hương Thái Bình lặn lội vào xứ Huế bán trà dạo.

Sinh ra ở một vùng quê nghèo ở tỉnh Thái Bình, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông Phượng quyết định tha phương lập nghiệp. Lên đường với những gói trà Bắc Thái, ông Phượng lăn lộn khắc các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa với nghề bán trà dạo. Sau một thời gian, ông quay lại Huế và bán trà tại chợ Đông Ba.

Năm 2005, ông Phượng trong lúc ngồi bán trà ở chợ Đông Ba, thấy khách du lịch vào chợ tham quan ngày một nhiều. Ông nhận ra rằng ngoài những sản phẩm như mè xửng, tôm chua, nón lá ra thì cần lắm một sản phẩm mang thương hiệu về Huế gắn liền với đền đài gác tía, cung đình, vua chúa...

“Lúc đó, tôi ấp ủ trong lòng, mình phải làm ra một loại đặc sản độc đáo mang đậm tính chất vùng miền của xứ Huế. Phải làm thứ chưa ai từng làm, phải đi con đường chưa ai từng đi, mới mong thành công được. Rồi tôi nghĩ ngay đến việc tạo ra một loại trà mang dấu ấn của giới quý tộc, vua chúa, cung đình. Để du khách đến Huế có dịp thưởng thức hương vị trà mang đậm nét văn hóa cố đô xưa” - danh trà xứ Huế Nguyễn Văn Phượng chia sẻ.

Ngày tất bật bán buôn ngoài chợ, đêm đêm ông Phượng lại đọc sách, tìm tòi công thức để pha chế trà. Cứ như thế, ròng rã suốt hai năm trời ông biến căn phòng nhỏ của mình thành “xưởng” chế trà, để tìm công thức cho sản phẩm trà của riêng mình. Có lúc, ông thử trà đến cứng cả lưỡi, căng cả bụng nhưng vẫn không tìm được cách chế ra nguyên liệu ưng ý. Khi những tách trà dùng thử được ông đưa tận tay những vị khách ở chợ Đông Ba, nhận được là những lời khen và cả những ánh mắt rực sáng đầy tán thưởng. Cuối cùng ông cũng tìm ra được công thức cho thương hiệu trà của chính mình. Sản phẩm trà cung đình Huế Đức Phượng chính thức chào đời từ đó.

Để quảng bá sản phẩm, ông mang trà đến ký gửi ở tất cả các cửa hàng có thể ký gửi được. Chính những người bán hàng uống thử thấy ngon, lại đứng ra quảng cáo khách mua. Bằng phương thức quảng cáo truyền miệng đó, sản phẩm trà cung đình Huế Đức Phượng đã đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất và cũng hiệu quả nhất. Thậm chí ông còn nhờ đội ngũ xe ôm, xe thồ, xe xích lô, các hãng xe chuyên chở khách du lịch đến Huế “tuyên truyền” về đặc sản trà cung đình Huế Đức Phượng, mà ai đến Huế cũng nên mua về làm quà. Chính những vòng xe lăn bánh trên mọi nẻo đường xứ Huế đã góp phần đưa danh tiếng của trà cung đình vang xa.

Đưa sản phẩm vươn xa

Trà cung đình Huế Đức Phượng được tinh chế từ 16 vị thảo dược khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

Trà cung đình Huế Đức Phượng được tinh chế từ 16 vị thảo dược khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

Theo chủ cơ sở sản xuất trà cung đình Huế Đức Phượng, trà được tinh chế từ 16 vị thảo dược khắp ba miền Nam, Trung, Bắc như atiso, cỏ ngọt, đại táo, hoài sơn, đẳng sâm, hồng táo, hồi hoa, cam thảo bắc, hoa cúc, tim sen, hoa hòe, hoa lài, thảo quyết minh, khổ qua, kỷ tử, vối nụ... Việc bào chế trà theo bí quyết truyền thống của cung đình như chọn giờ để “sao vàng hạ thổ” theo luật âm - dương, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất phụ gia nào.

Trà cung đình Huế được tinh chế dựa trên nguyên tắc tận dụng những vị thuốc mà tạo hoá đã ban tặng từ trong “hoa quả, cỏ cây” đã bào chế, tinh lọc trong mỗi gói trà. Khi sử dụng nó chứa rất nhiều hoạt chất tự nhiên để tạo nên cho con người ta một sức đề kháng mạnh mẽ, một cơ thể khoẻ mạnh.

Sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp chứng nhận về tiêu chuẩn sản phẩm. Chính nhờ những công dụng ưu việt mà những năm qua, trà cung đình Huế mang thương hiệu Đức Phượng luôn được khách hàng đánh giá cao về uy tín chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, đến nay các sản phẩm của trà cung đình Huế Đức Phượng được đông đảo người dùng ưa chuộng. Hiện sản phẩm được bày bán tại tất cả các hệ thống bán lẻ, sỉ trên toàn quốc.

Để có một tách trà ngon, bổ, đúng vị, chủ cơ sở sản xuất trà cung đình Huế Đức Phượng hướng dẫn, người dùng có thể thưởng thức trà theo hai cách: Thưởng thức nóng: Trộn đều gói trà, cho 10g đến 20g trà vào bình, cho nước sôi vào, tráng nước đầu tiên, tiếp tục cho nước sôi vào, để ngấm 5 phút rồi sau đó rót ra tách và thưởng thức. Thưởng thức lạnh: Cho 50g trà vào ấm nấu sôi với khoảng 2 đến 3 lít nước trong vòng 5 phút. Sau đó để nguội, đóng chai và bỏ vào tủ lạnh uống thay nước lọc hằng ngày. Hoặc có thể uống chung với nước đá đập nhỏ. Để trà không bị hỏng và giữ được hương vị cần bảo quản trà nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh”.

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.