Nợ công tăng nhanh là do “không ăn ý” trong điều hành

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - “Thời gian qua luôn là nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, nợ Chính phủ vượt trần. Vậy nợ công tăng nhanh là do tổ chức thực hiện luật hay bản thân luật có vấn đề?” – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội (QH) Lê Thị Nga đặt câu hỏi.

Giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sáng qua (20/3), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định nợ công thời gian qua tăng nhanh trước hết do là điều hành.

Dự báo tăng trưởng năm nào cũng sai

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, kinh tế trong 5 năm vừa qua không đạt mục tiêu tăng trưởng. Thực tế cả giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 5,9%, trong khi mục tiêu là hơn 7%. Trong khi đó, chúng ta vẫn đảm bảo các chỉ tiêu khác như an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ theo nghị quyết của T.Ư, QH. 

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế trong khi điều hành cân đối đều theo dự toán đặt ra. Năm 2016 chúng ta đưa tăng trưởng là 6,7%, thực tế có 6,21%. Giá trị GDP dự kiến đạt 5,1 triệu tỷ nhưng thực tế là 4,5 triệu tỷ. Do vậy, các chỉ số nợ công, bội chi vọt lên. Nếu năm vừa qua, GDP đúng dự toán thì nợ công chỉ 60 – 61%, nhưng vì có 4,5 triệu tỷ nên nợ công lên trên 64%. Dự báo tăng trưởng GDP mấy năm gần đây năm nào cũng sai, cũng trật theo hướng đi xuống thấp. Trong khi chúng ta đã thông qua dự toán, bội chi nên tỉ lệ nợ tăng là đương nhiên” – ông Dũng lý giải.

Vẫn theo Bộ trưởng Dũng, theo Luật Ngân sách nhà nước cũ, chúng ta còn phát hành trái phiếu Chính phủ thêm 330.000 tỷ. Trong giai đoạn 2011 – 2013, để huy động vốn, chúng ta còn huy động kỳ hạn quá ngắn, lãi suất quá cao, có khoản 11 – 12%/năm nên nghĩa vụ trả nợ dồn vào các năm 2015 – 2017. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng thừa nhận có sự phối hợp không ăn ý giữa các cấp, đặc biệt là các ngành, cả sự không ăn ý trong vấn đề điều hành nợ. “Mấy năm vừa qua năm nào cũng bội chi cao do giải ngân ODA dự toán thì thấp, thực tế thì cao. Có năm dự toán chỉ 17.000 – 18.000 tỉ mà giải ngân cứ 50.000 – 60.000 tỉ thì làm sao bội chi không cao” – ông Dũng nói thêm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, nợ công tăng nhanh là thực tế khách quan. Bởi, ông cho rằng đã bàn về nợ công thì phải nhìn tổng thể về nền kinh tế và khả năng của nền kinh tế. “Khả năng có hạn, nhu cầu chi tiêu thì lớn. Chúng ta quyết chi theo nhu cầu, trong khi tăng trưởng kinh tế có hạn thì kiểu gì nợ công cũng phình ra” – ông nói.

Không chuyển nợ DN thành nợ của Nhà nước

Về nội dung của Dự thảo Luật, một trong những vấn đề còn nhiều ý kiến là phạm vi nợ công. Khoản 2 Điều 1 Dự thảo Luật quy định về phạm vi nợ công theo hướng giữ nguyên quy định của Luật hiện hành, tức nợ công bao gồm nợ Chính  phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. 

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (TCNS) của QH Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban TCNS thống nhất với nội dung về phạm vi nợ công thể hiện trong Dự thảo Luật. Theo đó, không tính vào nợ công các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong trường hợp DN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.

Đồng ý với Dự thảo Luật nhưng Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho rằng nếu không đưa nợ của các DNNN vào nợ công thì vẫn phải tính đến những hậu quả mà cuối cùng Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm. Bởi, DNNN do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nên các khoản nợ này về bản chất Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm trong trường hợp DN không có khả năng trả nợ. 

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình đề nghị phải có định nghĩa rõ về khu vực công, tài chính công. Bởi, theo ông, nếu xếp DNNN và cả NHNN vào khu vực công thì nợ của các đơn vị này dù Chính phủ có bảo lãnh hay không cũng là nợ công và khi những DN này phá sản thì Nhà nước phải trả nợ. 

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, các khoản vay về cho vay lại mà Chính phủ bảo lãnh đã tính trong nợ công. “Còn nợ khác của DNNN thì vay không trả được thì cho phá sản theo luật định. Cương quyết như vậy. Nghị quyết của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của QH đã cấm chuyện này, không chuyển nợ DN thành nợ của Nhà nước” – ông Dũng nhấn mạnh.

Quy định rõ quy trình phối hợp trong công tác quản lý nợ công

Về nhiệm vụ, quyền hạn của một số bộ, ngành, Điều 19 Dự thảo luật quy định theo hướng Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và Điều 20 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Tuy nhiên, Ủy ban TCNS đề nghị sửa đổi theo hướng giao Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nợ công, đại diện đàm phán, ký kết các hiệp ước vay nợ và quản lý tập trung các nguồn lực nợ công. Bởi, theo ông Nguyễn Đức Hải, việc quản lý tập trung thống nhất này là nhằm thể chế hóa yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết 07/NQ-TW, theo đó phải sớm khắc phục tình trạng “quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn”. 

Thứ hai, thực tiễn cho thấy việc thực hiện theo quy định luật hiện hành đã dẫn đến công tác quản lý nợ công, trong đó có huy động, quản lý vốn vay còn phân tán, thiếu tập trung, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, xác định trách nhiệm,... còn khó khăn, bất cập. Thêm vào đó, ông Hải cho rằng thông lệ tốt được nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện là quy định rõ một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất nguồn lực nợ công.

Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban TCNS cũng đề nghị bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan theo hướng cụ thể, chặt chẽ, hiệu quả, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, quy định rõ quy trình phối hợp trong công tác quản lý nợ công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với trách nhiệm là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư công sẽ cân đối, đề xuất nhu cầu vốn đầu tư; Bộ Tài chính chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn hình thức vay, nguồn vốn vay, đối tác vay, đàm phán vay nợ,... gắn với việc bảo đảm khả năng trả nợ của NSNN và chỉ số an toàn về nợ công. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.