Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm hay trong sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng và những mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH); đưa ra những giải pháp kỹ thuật hạn chế rủi ro trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa, từ 5.851ha sản xuất ban đầu đã tăng lên 39.578ha vào 2020. Đến 2024 diện tích mô hình này đạt 46.489ha, định hướng đến 2030 là 60.000ha.

Theo Sở NN&PTNT, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, tỉnh đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do BĐKH, thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất tăng... Nhưng các địa phương, người dân, DN đã có nhiều phương pháp sản xuất mới, tiến bộ trong canh tác như lựa chọn con giống đạt chất lượng, nuôi tôm 2 giai đoạn, kết hợp hài hòa phân vô - hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nhằm nâng cao khả năng chống chịu BĐKH hệ sinh thái nông nghiệp và cộng đồng địa phương, thông qua mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến thích ứng BĐKH, dự án của WWF đã bám sát nhóm mục tiêu, nhu cầu của người dân, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất trước tác động của BĐKH, tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người tham gia.

Từ đầu 2023 đến nay, thông qua sự hỗ trợ của dự án trên, đã triển khai hỗ trợ một số HTX tại huyện Hồng Dân, Phước Long, TX Giá Rai... về ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nâng cao năng suất mô hình luân canh tôm - lúa; khẳng định được tính phù hợp, đúng hướng, hiệu quả. Đây là tiền đề, bước đệm quan trọng để địa phương tiếp tục chỉ đạo duy trì nhân rộng mô hình trong các năm tiếp theo.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp thích ứng BĐKH, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện đề án phát triển bền vững diện tích lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đến năm 2030; mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng BĐKH; tăng cường giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường; phát triển ổn định, bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch.

Đồng thời, củng cố, phát triển mô hình tôm - rừng theo hướng vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa giúp giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính, vừa tăng thu nhập cho người dân sống trong rừng, hạn chế tình trạng phá rừng. Tiếp tục xây dựng các cánh đồng lúa lớn, nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ; xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm “lúa thơm, tôm sạch”.

Tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ thực trạng sản xuất tôm - lúa; đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và giải pháp cải tiến kỹ thuật mô hình luân canh tôm - lúa; chia sẻ kinh nghiệm triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao”; hiệu quả kinh tế, môi trường với mô hình kết hợp tôm - rừng. Đồng thời, WWF Việt Nam cũng chia sẻ kết quả, đánh giá hiệu quả về môi trường, giảm phát thải với giải pháp cải tiến mô hình luân canh tôm - lúa, tôm - rừng.

Liên quan lĩnh vực, UBND tỉnh Tiền Giang cũng vừa tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu lúa gạo tỉnh Tiền Giang”.

Diện tích sản xuất nông nghiệp tại Tiền Giang hiện hơn 177.000ha. Tổng sản lượng xuất khẩu gạo của tỉnh giai đoạn 2018 - 2022 đạt trên 993.000 tấn với kim ngạch đạt khoảng 521 triệu USD. Toàn tỉnh có khoảng 500 DN chuyên doanh xay xát, chế biến lúa gạo tiêu dùng và xuất khẩu. Có khoảng 20 DN đã đầu tư dây chuyền tự động hóa từ phơi sấy, phân loại, đánh bóng, tách màu, chọn hạt đến đóng gói sản phẩm.

Với sản lượng xay xát gạo hơn 2 triệu tấn/năm, Tiền Giang là một trong những trung tâm tiêu thụ lúa hàng hóa và cung ứng gạo lớn cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu của vùng ĐBSCL. Năm 2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 175.000 tấn kim ngạch trên 105 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, ước đạt trên 81.000 tấn trị giá đạt trên 52 triệu USD, giảm 24,15% về lượng và giảm 18,22% về trị giá so với cùng kỳ.

Nguyên nhân do hiện tại giá gạo Việt Nam cao nên nhà nhập khẩu lựa chọn mua của các nước khác. Ngoài ra, các đối tác nhập khẩu tìm cách trì hoãn đặt hàng để hạ giá do đang thu hoạch rộ lúa cho vụ Đông Xuân. Còn lượng lớn nhà máy chế biến lúa gạo sử dụng công nghệ truyền thống, hiệu quả chưa cao, chưa đầu tư máy tách màu. Chính sách tín dụng một số ngân hàng chưa linh hoạt, lãi suất còn cao, chưa hỗ trợ kịp thời khi các DN có nhu cầu.

Từ thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu gạo trên địa bàn, Hội thảo đã đi sâu thảo luận các vấn đề trọng tâm như dự báo thị trường và nâng cao giá trị lúa gạo qua chế biến xuất khẩu; mối liên hệ giữa năng lực các nhà quản lý logistic và hiệu quả hoạt động của DN; nâng cao giá trị các sản phẩm chế biến từ gạo; hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong chuỗi sản xuất chế biến, xuất khẩu gạo; các giải pháp thúc đẩy ngành lúa gạo tỉnh Tiền Giang phát triển bền vững.

Đọc thêm

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

UKVFTA: Cơ hội đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu tiềm năng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Với các ưu đãi thuế quan đáng kể, hiệp định giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam tại thị trường Anh.

“Đòn bẩy” hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam)
(PLVN) -  Ngày nay, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thành công đó có được nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -  Ngày 15/12/2024, Anh chính thức gia nhập CPTPP, mang đến ưu đãi thuế quan vượt trội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Với cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và ưu tiên cho các mặt hàng chủ lực của nước ta, sự tham gia của Anh mở ra cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.

Khẩn trương khắc phục tồn tại, xử lý dứt điểm tàu cá '3 không' trước ngày 31/12

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động chống khai thác IUU. (Ảnh: ttdn.vn)
(PLVN) -  Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Ngày 25/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan cùng 28 điểm cầu các tỉnh, thành phố nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp đón Đoàn kiểm tra của EC.

'Mạnh tay' với các sàn thương mại điện tử vi phạm

2 sàn TMĐT đều chưa có xác nhận đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
(PLVN) -  Việc các sàn thương mại điện tử “ngoại nhập” đang “làm mưa làm gió” ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngoài việc gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng Việt còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều nguy cơ rủi ro khi giao dịch.