Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều điều khoản quy định trong Nghị định kinh doanh xăng dầu bị phản đối. (Ảnh minh họa)
Nhiều điều khoản quy định trong Nghị định kinh doanh xăng dầu bị phản đối. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau nhiều cuộc họp, hội nghị lấy ý kiến, dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới vẫn còn ý kiến chưa đồng thuận của một số Bộ, ngành và đối tượng tham gia trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Doanh nghiệp bán lẻ lo bị “thâu tóm”

Nhiều lần lên tiếng vì không được Bộ Công Thương mời tham dự Hội nghị lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới (dù là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi Nghị định), cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã quyết định ủy quyền cho ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc gửi thư kiến nghị lên các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.

Theo đó, trong thư kiến nghị lần thứ 2 của cộng đồng DNBL, ông Giang Chấn Tây kiến nghị đề nghị “tách các DN đầu mối ra khỏi hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu (CHBL) của họ để các CHBL này hạch toán độc lập về tài chính và độc lập về pháp nhân điều hành”. Ông Tây cho rằng, chỉ có cách này toàn bộ DNBL trên toàn lãnh thổ Việt Nam mới hoạt động cạnh tranh công bằng, từ đó làm cho thị trường hoạt động tốt hơn, Nhà nước phân cấp quản lý thuận tiện hơn, thu thuế đúng và đủ hơn.

Phân tích rõ hơn, ông Tây nói, việc để DN đầu mối thực hiện đủ các mắt xích kinh doanh từ nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đã tạo điều kiện để các CHBL của đầu mối được “bao bọc, không sợ lỗ”, thậm chí chấp nhận bán lỗ khâu bán lẻ để cạnh tranh triệt hạ các CHBL khác thuộc khối tư nhân thông qua chính sách khuyến mãi ngày vàng, giờ vàng, chiết khấu trực tiếp cho khách hàng mua số lượng lớn, tích điểm và hoàn tiền, giảm giá khi thanh toán bằng thẻ, ưu đãi định kỳ, ưu đãi cho khách hàng là DN... Tất cả những động thái này là hình thức giảm giá trá hình để cạnh tranh không lành mạnh với các CHBL khác, làm trái quy định và làm sai lệch giá bán lẻ mà Nhà nước đã quy định.

"Nóng" chuyện mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối

Bên cạnh đó, thư kiến nghị cũng đề nghị dự thảo nghị định nên để DNBL và thương nhân phân phối (TNPP) được quyền mua xăng dầu từ nhiều nguồn khác nhau để điều tiết nguồn hàng cung - cầu theo quy luật kinh tế thị trường. Đây cũng là vấn đề mà nhiều Bộ, ngành khác đã góp ý cho dự thảo này của Bộ Công Thương.

Cụ thể, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phản đối việc Bộ Công Thương không cho phép các TNPP mua bán xăng dầu với nhau là do lo ngại sẽ có tình trạng mua bán lòng vòng, qua nhiều tầng nấc trung gian, đẩy giá xăng dầu lên cao. Theo đó, VCCI cho rằng, lập luận này không có cơ sở và đi ngược lại quy luật thị trường. Các bên trên thị trường bán buôn xăng dầu có xu hướng ưu tiên mua của những TNPP có giá thấp hơn. Giả sử có một nguồn hàng giá rẻ, nhưng do bị mua bán qua nhiều trung gian khiến giá bán tăng lên, thì người mua sẽ tìm đến tận gốc nguồn hàng để có thể mua rẻ hơn. TNPP nào bán giá cao sẽ bị đào thải khỏi thị trường do không thể cạnh tranh với các thương nhân đầu mối và phân phối khác có giá rẻ hơn.

Phân tích thêm, VCCI cho biết, trước đây, Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định hệ thống phân phối 1:1, tức là DNBL buộc phải phụ thuộc vào TNPP. Trong trường hợp đó, nếu TNPP tăng giá bán (thông qua việc giảm chiết khấu), DNBL không thể đổi sang nhà cung cấp khác, nên buộc phải chịu giá cao. Tuy nhiên, từ Nghị định 80/2023/NĐ-CP đã cho phép DNBL được nhập hàng từ nhiều nguồn, tính cạnh tranh trên thị trường bán buôn tăng lên nên tình trạng trên đã không còn diễn ra.

Ngoài ra, lập luận “việc mua bán xăng dầu giữa các TNPP xăng dầu với nhau trên thực tế khiến cho cùng một lượng xăng dầu đưa ra tiêu thụ trên thị trường nhưng đều nằm trong số liệu báo cáo tiêu thụ xăng dầu của nhiều TNPP xăng dầu, tạo nên con số tiêu thụ “ảo” trên thị trường” cũng bị VCCI phản bác. VCCI cho rằng, theo dự thảo, nghĩa vụ dự trữ lưu thông chỉ áp dụng cho thương nhân đầu mối, không áp dụng cho các TNPP. Thêm vào đó, dự thảo đã bổ sung quy định yêu cầu về việc thương nhân đầu mối phải kết nối mạng với Bộ Công Thương báo cáo dữ liệu về kho chứa xăng dầu, tồn kho xăng dầu, từ đây Bộ sẽ nắm được số liệu thực tế của thị trường xăng dầu.

Tuy nhiên, dù bị nhiều đơn vị phản đối nhưng Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm của mình. Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Phan Văn Chinh khẳng định, quan điểm của Bộ Công Thương là DN được làm những gì pháp luật không cấm, tuy nhiên đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, DN phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện quy định cụ thể với từng mắt xích trong chuỗi.

Đại diện một TNPP phản bác: “Điều kiện này là quy định về kinh doanh như kho bãi, cửa hàng, các thủ tục hành chính, không thể đưa việc mua bán bị giới hạn được coi là một điều kiện kinh doanh. Rõ ràng việc này vi phạm quy định pháp luật, DN được làm các điều mà pháp luật không cấm. Chúng tôi mua bán lẫn nhau nhưng vẫn đảm bảo giá bán lẻ đúng giá quy định”.

Tin cùng chuyên mục

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Đọc thêm

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

UKVFTA: Cơ hội đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu tiềm năng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Với các ưu đãi thuế quan đáng kể, hiệp định giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam tại thị trường Anh.

“Đòn bẩy” hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam)
(PLVN) -  Ngày nay, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thành công đó có được nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -  Ngày 15/12/2024, Anh chính thức gia nhập CPTPP, mang đến ưu đãi thuế quan vượt trội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Với cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và ưu tiên cho các mặt hàng chủ lực của nước ta, sự tham gia của Anh mở ra cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.

Khẩn trương khắc phục tồn tại, xử lý dứt điểm tàu cá '3 không' trước ngày 31/12

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động chống khai thác IUU. (Ảnh: ttdn.vn)
(PLVN) -  Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Ngày 25/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan cùng 28 điểm cầu các tỉnh, thành phố nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp đón Đoàn kiểm tra của EC.

'Mạnh tay' với các sàn thương mại điện tử vi phạm

2 sàn TMĐT đều chưa có xác nhận đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
(PLVN) -  Việc các sàn thương mại điện tử “ngoại nhập” đang “làm mưa làm gió” ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngoài việc gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng Việt còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều nguy cơ rủi ro khi giao dịch.