Góp ý cho Dự thảo kinh doanh xăng dầu: Cần sửa đổi nhiều điều khoản quyết định 'tính thị trường'

Theo dự thảo, các thương nhân phân phối bị hạn chế quyền mua bán. (Ảnh: DMS)
Theo dự thảo, các thương nhân phân phối bị hạn chế quyền mua bán. (Ảnh: DMS)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện các Bộ, ngành đều đã có những góp ý cụ thể cho dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu nhằm thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định hiện hành. Các góp ý khá tập trung, đặc biệt về vấn đề điều hành giá và quyền mua bán lẫn nhau giữa các thương nhân phân phối.

Không cho mua bán lẫn nhau là đi ngược thị trường

Dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương quy định “không cho phép các thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau”. Lý giải cho điều này, Bộ Công Thương dẫn ý kiến của các cơ quan thanh tra, kiểm tra cho rằng nếu cho phép thương nhân phân phối mua bán lẫn nhau sẽ dẫn đến mua bán lòng vòng, qua nhiều tầng nấc trung gian, đẩy giá xăng dầu lên cao.

Tuy nhiên, theo Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), lập luận này không có cơ sở và đi ngược lại quy luật thị trường. Bởi thông thường, thị trường bán buôn xăng dầu có xu hướng ưu tiên mua của những thương nhân phân phối có giá thấp hơn.

Giả sử có một nguồn hàng giá rẻ, nhưng do bị mua bán qua nhiều trung gian khiến giá bán tăng lên, thì người mua sẽ tìm đến tận gốc nguồn hàng để có thể mua rẻ hơn. Thương nhân phân phối nào bán giá cao sẽ bị đào thải khỏi thị trường do không thể cạnh tranh với các thương nhân đầu mối và phân phối khác có giá rẻ hơn.

Ngoài ra, VCCI cho rằng việc “lo lắng mua bán lẫn nhau có thể khiến số liệu báo cáo về tình hình dự trữ xăng dầu không chính xác” là không có cơ sở bởi theo dự thảo, nghĩa vụ dự trữ lưu thông chỉ áp dụng cho thương nhân đầu mối, không áp dụng cho các thương nhân phân phối. Chưa kể, hiện nay thương nhân đầu mối phải kết nối mạng với Bộ Công Thương, do đó, các dữ liệu về kho chứa xăng dầu, tồn kho xăng dầu đều đã được Bộ Công Thương nắm bắt được.

Góp ý về vấn đề này, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc giới hạn các thương nhân phân phối mua bán lẫn nhau “sẽ làm hạn chế lựa chọn nguồn cung xăng dầu của các thương nhân phân phối xăng dầu, có thể chưa phù hợp với chính sách của Nhà nước về cạnh tranh; hoặc có thể được xác định là hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Do đó, cả 2 cơ quan nêu trên đều đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi dự thảo theo hướng cho phép các thương nhân phân phối mua bán xăng dầu lẫn nhau.

Đề xuất bỏ giá trần

Dự thảo cũng đưa ra cơ chế mới để quản lý giá bán xăng dầu. Cụ thể, doanh nghiệp (DN) được quyết định giá xăng dầu nhưng không cao hơn mức trần. Giá trần được tính nguyên tắc chi phí cộng tới, gồm chi phí tạo nguồn, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và thuế. Như vậy, theo cơ chế này, cơ quan nhà nước sẽ công bố các chi phí thành phần, rồi DN tự tính ra giá trần, thay vì như hiện nay là cơ quan nhà nước công bố giá trần.

Tuy nhiên, theo VCCI, góp ý của các DN cho thấy, cơ chế này chỉ thay đổi về hình thức, chứ không thay đổi bản chất việc quản lý giá xăng dầu. Công thức tính giá và các chi phí thành phần cũng không có sự thay đổi đáng kể so với hiện hành.

Nếu thực hiện theo cơ chế này, giá trần sẽ rất sát với giá thành của toàn bộ các khâu trong cung ứng xăng dầu. Vì thế, đại đa số DN vẫn sẽ phải bán theo giá trần, chứ khó có khả năng bán với giá thấp hơn để cạnh tranh với DN khác. Như vậy, cơ chế mới này không có khác biệt trên thực tế so với hiện hành.

Dự thảo cũng bổ sung quy định doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục kê khai giá bán xăng dầu với cơ quan nhà nước. Nhưng theo phân tích nêu trên, trong trường hợp đại đa số các DN bán xăng dầu với giá trần, thủ tục kê khai giá này không mang lại ý nghĩa quản lý.

Nhiều DN lo ngại cơ chế này sẽ tăng thêm thủ tục hành chính không cần thiết cho cả DN và cơ quan quản lý. Mỗi DN sẽ phải kê khai giá từng tuần khi cơ quan nhà nước công bố chi phí tạo nguồn mới, dẫn đến số lượt làm thủ tục rất lớn.

Với các phân tích trên, VCCI đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc đến phương án cho phép DN tự quyết định giá bán (không có giá trần), đi kèm với các quy định về công khai, minh bạch giá (bằng cách kê khai giá trên một cổng thông tin chung và được công khai ngay lập tức) để người tiêu dùng có thể so sánh giá giữa các cây xăng.

Thêm vào đó, cơ quan nhà nước theo dõi diễn biến thị trường thường xuyên để phát hiện các trường hợp vi phạm Luật Cạnh tranh như lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh để bán giá cao bất hợp lý hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi bắt tay làm giá.

Trả lời Báo PLVN, bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong dự thảo trình Chính phủ tiếp theo, Vụ sẽ tiếp thu các ý kiến của các Bộ, ngành và sẽ báo cáo các phương án còn có nhiều ý kiến. Riêng về quy định mua bán giữa các thương nhân phân phối, Bộ vẫn sẽ đưa đủ 2 phương án, bao gồm “được quyền mua bán với nhau” và “không được quyền mua bán với nhau” để Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Báo PLVN, nhiều khả năng cơ quan soạn thảo vẫn nghiêng về phương án “không được quyền mua bán xăng dầu với nhau”.

Đọc thêm

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.
(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.