Nhiều hoạt động vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Đã xử lý 247 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu. (Ảnh: DMS).
Đã xử lý 247 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu. (Ảnh: DMS).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 7 tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương đã tiến hành xử lý 247 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu, trong đó, đáng chú ý, có 3 thương nhân đầu mối (trong tổng số hơn 30 thương nhân đầu mối) cũng nằm trong danh sách vi phạm.

Triển khai 1.355 vụ kiểm tra kinh doanh xăng dầu

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), thời gian qua, tình hình kinh doanh mặt hàng xăng dầu tương đối ổn định. Các đơn vị cung ứng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu hoạt động bình thường, không có tình trạng đầu cơ, găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, nghỉ bán xăng dầu không có lý do.

Các cửa hàng cũng thực hiện nghiêm túc quy định về hoá đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hoá đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định.

Từ đầu năm 2024 đến hết tháng 7/2024, Tổng cục đã triển khai kiểm tra 1.355 vụ (trong đó tháng 7 kiểm tra 309 vụ); số vụ xử lý sau 7 tháng 274 vụ (riêng tháng 7 là 54 vụ). Số tiền nộp ngân sách nhà nước (bao gồm số tiền buộc nộp lại bất hợp pháp do thực hiện các hành vi vi phạm hành chính) tháng 7 là trên 1,3 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng là hơn 8,3 tỷ đồng.

Theo đại diện Tổng cục QLTT, các hành vi vi phạm chủ yếu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định; Mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối theo quy định.

Một số vi phạm khác như buôn bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định; Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực (chủ yếu với cửa hàng bán lẻ xăng dầu); Không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định…

Đáng chú ý, 7 tháng qua, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử phạt một số thương nhân đầu mối như Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty Cổ phần Appollo Oil; Công ty TNHH Trung Linh Phát. 3 doanh nghiệp này vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, qua kiểm tra, lực lượng QLTT cũng đã phát hiện một số doanh nghiệp không còn hoạt động, hoặc đang tạm dừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý.

Vẫn bảo đảm nguồn cung xăng dầu

Ngoài các hoạt động kiểm tra định kỳ hoặc theo chuyên đề liên quan đến hoạt động xăng dầu, từ đầu năm 2024, đã có nhiều thương nhân phân phối bị thu giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Mới đây nhất, xuất phát từ công văn đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của Doanh nghiệp tư nhân Xăng dầu Phước Thạnh (ở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh). Như vậy, từ đầu năm 2024, Bộ Công Thương đã thu hồi giấy phép của 17 thương nhân phân phối.

Lý giải về tình trạng nhiều thương nhân xăng dầu “trả” giấy phép kinh doanh, bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong nửa đầu năm, thực hiện quy định quản lý nhà nước trong kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định kiểm tra việc duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối.

Theo quyết định này, các thương nhân phải tiến hành báo cáo việc duy trì điều kiện làm thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định. Qua báo cáo, rà soát, nhiều thương nhân phân phối đã không duy trì được điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định. Từ đó, nhiều thương nhân đã có văn bản đề nghị thu hồi giấy phép. Hiện việc kiểm tra điều kiện kinh doanh vẫn đang tiếp tục thực hiện với nhiều thương nhân khác.

Tuy nhiên, bà Hiền khẳng định, việc kiểm tra này không liên quan và không ảnh hưởng đến tổng nguồn xăng dầu trong nước. Cụ thể, theo bà Hiền, căn cứ vào kế hoạch phân giao và sản xuất của 2 nhà máy trong nước, trong các tháng cuối năm 2024, tổng nguồn cung xăng dầu đến cuối năm sẽ đủ cho kế hoạch dự kiến tiêu thụ.

Bộ Công Thương cũng khẳng định, vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm so với trước. Nguyên nhân là thời gian qua QLTT đồng loạt thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm; Mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh xăng dầu hiện nay đủ sức răn đe nên đã phát huy tác dụng, đã góp phần hạn chế vi phạm trong hoạt động xăng dầu.

Đọc thêm

Năm nay, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15%?

Sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn hiệu quả.
(PLVN) -  Hiện, mức tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,75% nhưng với tốc độ tăng trưởng vài tháng gần đây, cộng thêm xu hướng khởi sắc chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tin rằng, năm 2024 có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.

Khơi thông động lực tăng trưởng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, trong các giải pháp được Chính phủ nêu ra có giải pháp tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST), khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới (như chíp bán dẫn, AI…).

Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm việc với các bên tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 1. (Ảnh: PĐ)
(PLVN) - Sáng 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn
(PLVN) - Bộ Tài chính khẳng định, quan điểm của ngành Thuế là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, mua bán hóa đơn, chủ động phối hợp với cơ quan điều tra hoặc chuyển hồ sơ xử lý theo quy định…

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu để “bước vào” thị trường tín chỉ carbon. (Ảnh: VNCPC)
(PLVN) - Sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều khó khăn, phần lớn xuất phát từ việc thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng và đồng bộ. Mặc dù các doanh nghiệp, tổ chức đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính và sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, họ vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)
(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Phát triển kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu: Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu

Việt Nam quyết tâm mạnh mẽ trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức khắc nghiệt từ biến đổi khí hậu. Việc áp dụng tín chỉ carbon không chỉ giúp các quốc gia giảm thiểu tác động tiêu cực của khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế xanh, nâng cao vị thế quốc gia trong thực hiện các cam kết quốc tế.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.
(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.