Bạn có thói quen che tay khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên và tránh đám đông để giảm nguy cơ mắc cảm lạnh, bệnh cúm. Tuy nhiên, bạn vẫn bị cảm như thường. Đó là bởi:
Lo lắng thái quá
Thường xuyên lo lắng về việc nhiễm bệnh có thể làm suy giảm miễn dịch và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Rất dễ dàng để loại bỏ sự lo lắng nếu bạn nhìn nhận đúng sự việc. Nói chung, H1N1 không được chứng minh là mối đe dọa lớn hơn cúm mùa thông thường và phần lớn những người nhiễm loại vi rút này có thể phục hồi hoàn toàn.
Lo lắng thái quá làm bạn sinh bệnh
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng sự lo âu có thể gây ra hàng loạt vấn đề gồm trào ngược acid, mất ngủ, phát ban, trầm cảm. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi sự lo lắng thái quá sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị vi rút tấn công.
Ôm, hôn, và bắt tay
Sự tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh cũng là một trong những cách khiến bạn dễ nhiễm vi rút nhất. Điều đó không có nghĩa bạn cần tách biệt với xã hội trong suốt mùa cúm, nhưng bạn nên nhận thức được những nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nếu bạn bắt buộc phải chào hỏi và tạm biệt thì sau đó hãy tránh chạm tay vào miệng hoặc mắt cho đến khi bạn rửa sạch tay.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ đã khuyến nghị giữ một khoảng cách khoảng 1,8m với người ốm để giảm khả năng lây nhiễm virus. Vì vậy, để phòng ngừa, tất cả các hình thức chào hỏi, từ bắt tay tới ôm, hôn lên má cần được hạn chế.
Dùng khẩu trang chưa đúng cách
Khẩu trang thường không được CDC khuyến nghị trong môi trường ở nhà hoặc cơ quan. Nhưng một số người vẫn lựa chọn sử dụng chúng, đặc biệt nếu họ có nguy cơ cao bị các biến chứng do cúm hoặc tiếp xúc với người bệnh thường xuyên. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khẩu trang dường như giúp phòng ngừa lây lan cúm.
Khi dùng khẩu trang, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng và tháo chúng đúng cách.
Bạn phải rất cẩn thận khi tháo khẩu trang. Đảm bảo khẩu trang không chạm vào mũi, miệng hay mắt bạn, tháo ra và rửa tay sau đó. Tháo khẩu trang bằng dây cài phía sau để tránh tiếp xúc với phần trước của khẩu trang, vốn là nơi nhiễm bẩn nhất.
Hút thuốc
Hút thuốc làm suy yếu những sợi lông mao trong mũi và phổi, vốn có tác dụng ngăn cản và loại bỏ mầm bệnh. Điều này có thể khiến cho cơ thể bạn dễ bị tấn công hơn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy H1N1 thâm nhập sâu vào phổi hơn là cúm mùa, dẫn tới các nhiễm trùng có thể là nặng hơn so với nhiễm trùng gây ra bởi cúm mùa.
Bác sĩ Pascal James Imperato đến từ trường Y tế công cộng thuộc Trung tâm Y SUNY Downstate ở Brooklyn cảnh báo rằng tổn thương phổi trước đây như tổn thương do hút thuốc có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng.
Tiếp xúc ở phòng tập
Một số hoạt động ở một mức độ vừa phải giúp bạn khỏe mạnh lại có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn khi thực hiện quá mức. Ví dụ, tập luyện quá sức có thể khiến cơ thể bạn phải căng ra để chống lại áp lực về thể chất, đặc biệt nếu bạn thiếu ngủ hoặc không uống đủ nước. Thật không may, phòng tập thể dục cũng là nơi lây truyền vi rút, từ máy chạy bộ đầy mồ hôi tới bàn ghế trong phòng thay đồ, ngoài ra, mầm bệnh thậm chí còn có thể theo bạn về nhà.
Uống rượu
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con chuột sử dụng lượng lớn rượu trong một thời gian ngắn đã bị suy giảm hệ thống miễn dịch và có thể gặp khó khăn hơn khi chống lại các nhiễm trùng trong ít nhất 24 giờ.
Ngoài ra rượu còn gây rất nhiều tác dụng phụ khác: nó có thể khiến cơ thể bạn nhanh chóng bị mất nước, điều này cản trở khả năng ngăn chặn và loại bỏ vi mầm bệnh dưới dạng dịch nhầy.
Rửa tay không đúng cách
Rửa tay thường xuyên, khoảng 10 lần/ngày, là một trong những biện pháp phòng ngừa cúm được khuyến cáo nhiều nhất. Tuy nhiên theo kết quả một phỏng vấn qua điện thoại tại Mỹ thì có tới 39% những người được hỏi cho biết họ hiếm khi hoặc không bao giờ rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Và khoảng một nửa trong số những người được hỏi chỉ rửa tay trong vòng 15 giây hoặc ít hơn mặc dù có khuyến nghị là rửa tay trong ít nhất 20 giây.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, 19/20 trẻ đã lấy được dịch tiêu hóa gửi đi xét nghiệm độc chất. Đến thời điểm 17h00 ngày 5/11, các cháu nhỏ trong tình trạng ổn định, không có cháu nào diễn biến nặng.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
(PLVN) - Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.
(PLVN) - Đây là thông tin từ Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, do Bộ y tế tổ chức chiều 4/11.
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).
(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
(PLVN) - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P (7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi.
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
(PLVN) - Chuyên gia cho rằng, việc mua bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng online, vận chuyển diễn ra rất dễ dàng. Đơn hàng được đóng gói, chuyển phát qua các đơn vị vận chuyển dưới dạng thông tin “thuốc trị mụn”, “mỹ phẩm” để qua mắt cơ quan chức năng, phụ huynh...
(PLVN) - Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Chỉ 27% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn...