Những đứa trẻ mãi không thể lớn

Những đứa trẻ mãi không thể lớn
(PLO) - Cuộc sống ngày càng đầy đủ khiến nhiều gia đình dành mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc con em mình. Không chỉ vật chất, nhiều trẻ còn sống trong bao bọc đến tận tuổi trưởng thành khiến khi ra đời, chúng hoàn toàn mất khả năng tự lập cũng như kỹ năng sống tối thiểu.

Có lớn mà chẳng có khôn...

10 tuổi, năm nay học lớp 4 nhưng Quốc Anh, con chị Lê Hà ở Thanh Xuân, Hà Nội cứ như một đứa trẻ lên 3. Mọi chuyện ăn uống, bà nội Quốc Anh ở cùng vẫn phải lo cho cu cậu từ A đến Z. Thậm chí, muốn cho cháu ăn nhanh, ăn hết bát cơm, lừa những lúc anh chị Hà chưa đi làm về là bà nội lại bê cơm bón tận miệng. Thằng bé vừa ăn vừa chăm chú xem ti vi, nuốt hết nó sẽ há miệng ra đập đập vào tay bà ý bón cho nó miếng nữa.

Quần áo buổi sáng trước khi đi học, nếu không phải bà sắp trước nó sẽ bới lộn từ dưới tủ lên vì không biết thời tiết nóng hay lạnh thì phải mặc thế nào. Thay đồ ra, mỗi nơi cu cậu sẽ vứt một cái để bà nội mướt mải chạy theo dọn. Riêng chuyện tắm rửa dù đã được mẹ huấn luyện nhiều lần nhưng cứ rình lúc anh chị chưa về bà nội lại khóa trái cửa tắm cho cụ cậu vì sợ nước xà phòng vào mắt, sợ cháu ngâm lâu sẽ ho, cảm...

Từ nhà đến trường chỉ vài bước chân nhưng bao giờ bà nội cũng phải dắt tay Quốc Anh đến tận cửa lớp mới yên tâm quay về. Trong khi đám bạn cùng lứa chiều nào cũng ra sân đá bóng, chơi cầu thì Quốc Anh lại kè kè bên bà vì sợ nếu chơi sẽ bị bạn xô ngã, bị trẹo chân.

Chính sự bao bọc của bà nội khiến Quốc Anh hầu như không có bất cứ kỹ năng sống tối thiểu nào. Đi siêu thị, đang chọn đồ, bị bạn bé hơn tuổi chạy lại tranh mất cũng chỉ biết đứng ngẩn ngơ. Muốn ăn gì đó, cầm tiền cũng không dám mua. Thậm chí, đến lớp chạy chơi quần xoạc đến tận đầu gối cũng chỉ biết ngồi im đến hết giờ học...Nói về con mình, chị Hà trầm tư “Nhiều lúc cũng lo lắm nhưng vì từ bé Quốc Anh đã ở với bà nội, bà bao bọc quá nên nó chả biết làm gì, lúc nào cũng trông trờ, ỷ lại. Nhiều lúc vì thế mà vợ chồng mình sinh ra mâu thuẫn, hết sức mệt mỏi”.

Cùng cảnh ngộ như chị Hà nhưng anh Thủy Trâm ở Ba Đình còn cám cảnh hơn vì quý tử năm nay đã hết lớp 12, chuẩn bị sang Singapo du học. Gia đình có điều kiện, nhà độc nhất thằng con trai, lại đích tôn của dòng họ nên Tuấn, con anh chẳng thiếu thứ gì. Tuy nhiên, vì quá bận rộn nên việc nuôi dưỡng Tuấn anh chị Trâm giao cả cho người giúp việc. Một ngày, chị giúp việc đổ bệnh anh Trâm mới tá hỏa ra khi thấy con trai mình đến bát mỳ tôm cũng không biết úp thế nào để ăn, chiếc chăn ngủ dậy nó cũng không biết gấp. Anh Trâm đang cuống cuồng không biết tới đây, một mình nơi xứ người Tuấn sẽ sống ra sao...

Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ bức ảnh chụp trong cơn mưa Sài Gòn hồi tháng 9 năm ngoái. Một cậu thiếu niên phổng phao khoảng lớp 10,11 ngồi ung dung trên chiếc xe máy để người cha oằn lưng dắt qua vũng nước sâu. Đành rằng cha mẹ nào chẳng thương con nhưng thương đến nỗi để cho trẻ hoàn toàn phụ thuộc, không biết làm gì, không biết ứng xử ra sao và nguy hiểm hơn là vô cảmthì đúng thật “thương con bằng ngàn lần hại con”.

Hãy để trẻ vững tin

Lý do dẫn đến sự bao bọc thái quá, nhiều bậc phụ huynh cho rằng, mọi việc xuất phát từ nỗi sợ hãi khi họ nhìn đâu cũng thấy những nguy hiểm có thể đến với con. Nhất là khi hàng ngày, hàng giờ, trên truyền thông đưa tin bắt cóc chỗ nọ chỗ kia, rồi giết người, cướp của, tai nạn giao thông, dịch bệnh...”Xã hội quá phức tạp, hiểm nguy rình rập mọi nơi, bọn trẻ còn non nớt thế làm sao có thể tự bảo vệ mình, vì thế mình phải lo cho chúng chừng nào còn có thể”, chị Nguyễn Tuyết Minh, ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội nói. Chung quan điểm này, anh Minh Long, ở Thành Công cũng quả quyết “Tôi thà để con mình ngố hơn so với chúng bạn nhưng nhất định không để cho nó tự lập, va chạm quá sớm”.

Một thống kê cho thấy, trẻ em, đặc biệt ở các thành phố lớn đang thiếu các kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà lỗi từ chính người lớn. Chính cha mẹ vì qúa bao bọc mà đứa con của họ gặp khó khăn khi ra cuộc sống. Thêm vào đó, chính tâm lý trông chờ, ỷ lại nên khi gặp rắc rối trẻ không thể tự tìm cách giải quyết vì đã quá quen với việc được cha mẹ đứng ra làm bình phong. Phụ thuộc vào cha mẹ dẫn đến sự tự tin của bé ngày càng bị bào mòn. Việc bao bọc quá mức còn khiến trẻ cảm thấy áp lực và dễ dẫn đến trầm cảm.

Để trẻ có thể tự lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM thay vì bao bọc con cái quá mức, cần quan tâm đến trẻ bằng sự chia sẻ, động viên để trẻ vững tin. Ngoài ra, phải giúp trẻ có niềm tin vào bản thân mình khi trẻ nhận ra mình có thể làm được. Chuẩn bị tâm lý để trẻ biết rằng có thể mình chưa hoàn toàn bản lĩnh như đủ sức để đương đầu với những khó khăn. Và chính cách thức tin tưởng, trao đổi, chia sẻ và phân tích để trẻ nhận ra những gì cần thực hiện quan trọng hơn cả.Nếu cảm nhận được những thử thách hay thách thức, hãy nói với trẻ để trẻ hiểu. Hãy giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết và bản lĩnh để vào đời, để đối đầu thay vì quá bao bọc, chở che. Điều đó làm cho trẻ cảm thấy mình trưởng thành một cách đúng nghĩa...

Tuổi thơ không thể kéo dài mãi, cũng như con cái không thể lớn lên nếu như lúc nào cha mẹ cũng giang tay che chở, vỗ về. Vì thế hãy biết cách làm con trẻ dần vững tin để bước đi một mình trong quãng đường còn rất dài phía trước./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.