Những cán bộ tín dụng chính sách ở 'cửa ngõ' vùng Tây Bắc

Cán bộ tín dụng chính sách huyện Mai Châu thăm hộ vay vốn Phàng A Páo (người Mông, xã Pà Cò). Ảnh: Trần Việt
Cán bộ tín dụng chính sách huyện Mai Châu thăm hộ vay vốn Phàng A Páo (người Mông, xã Pà Cò). Ảnh: Trần Việt
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã lâu mới trở lại tỉnh Hòa Bình khi nơi này vốn là “cửa ngõ” vùng Tây Bắc đã quen thuộc với người dân không chỉ có thủy điện Hòa Bình, những bản của đồng bào dân tộc Thái, Mường… đậm đà bản sắc, mà còn tạo dấu ấn rõ nét về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 (từ 12,29% cuối năm ngoái xuống còn 9,39% cuối năm nay), điển hình tại huyện nghèo 30a Đà Bắc giảm bình quân 8% trong 3 năm liên tiếp.

Thành quả đó mang niềm vui lớn đến các lớp cán bộ tham gia cuộc hành trình vì an sinh xã hội, trong đó có những người làm công tác tín dụng chính sách đã tận tâm, nhiệt thành chuyển từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đến tận tay hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần đẩy nhanh tiến độ chương trình tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Minh Hưng - người có nhiều năm liền làm nhiệm vụ tác nghiệp, điều hành nguồn vốn ưu đãi - cho biết: Những năm qua, hoạt động ở địa bàn miền núi rộng lớn, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng không một cán bộ, nhân viên tín dụng chính sách nào ngại ngần, mà luôn đoàn kết, hăng hái tham gia chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.

Chính từ ý chí và nỗ lực đó đã tạo nên sức bật mới của NHCSXH Hòa Bình đến nay có tổng nguồn vốn đạt 4.900 tỷ đồng, tổng dư nợ tăng hơn 4.800 tỷ đồng và số nợ quá hạn giảm còn 0,06% so với tổng nguồn vốn. Đặc biệt sau 21 năm hoạt động, NHCSXH đã triển khai đến 19 chương trình tín dụng chính sách, tăng 16 chương trình so với thời kỳ thành lập năm 2003. Các chương trình đều được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định. Tất thẩy nguồn vốn cũng được giải ngân trực tiếp đến tay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cả hộ mới thoát nghèo, giúp họ chuyển biến nhận thức, cách thức thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay tại quê nhà.

Những cán bộ tín dụng chính sách ở 'cửa ngõ' vùng Tây Bắc ảnh 1

Được mùa bưởi tại nhà bà Lê Thị Vòng (xã Tử Nê, huyện Tân Lạc). Ảnh: Trần Việt

Thực tế thời gian qua, dòng vốn tín dụng ưu đãi luôn được khơi thông, chảy đều đặn về khắp miền quê Hòa Bình. Những người làm tín dụng chính sách nơi “cửa ngõ” vùng Tây Bắc này đã làm được khá nhiều việc ích lợi cho dân nghèo, đánh thức các thôn xã đặc biệt khó khăn.

Những cán bộ NHCSXH trong trang phục áo hồng cánh sen đã chẳng quản gian nan vất vả, tháng ngày băng rừng, vượt đèo chuyển tải an toàn, đầy đủ 4.900 tỷ đồng vốn ưu đãi của Nhà nước, kể cả 136 tỷ vốn ngân sách của địa phương chuyển sang về tới bản làng, khối phố, giúp các đối tượng chính sách vay thuận lợi, kịp vào vụ sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cán bộ điều hành NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên đi cơ sở, trực tiếp chỉ đạo công tác giải ngân thu nợ, thu lãi vốn vay và tham gia “3 cùng” với cán bộ tín dụng cùng bám sát cơ sở, cùng bàn bạc với chính quyền, đoàn thể địa phương, cùng sẻ chia, đồng hành với người dân, qua đó giúp các đối tượng chính sách tiếp cận thuận lợi tới nguồn vốn ưu đãi.

Cán bộ tín dụng chính sách nơi đây luôn chủ động tham mưu cho UBND cấp xã, phường thường xuyên rà soát bổ sung hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo vào danh sách hộ được vay vốn ưu đãi, phối hợp chặt chẽ với toàn mạng lưới 2455 tổ tiết kiệm và vay vốn ( TK &VV) và 604 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cấp xã nắm bắt nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chủ động cân đối, đáp ứng đủ, kịp thời cho mọi đối tượng đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn trên địa bàn.

Đặc biệt, những năm gần đây với cách thức “giao dịch tại nhà”, giải ngân thu nợ tại xã “do cán bộ tín dụng chính sách thực hiện cũng góp phần thuận lợi giúp hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của NHCSXH, giảm thời gian đi lại, tạo lòng tin của khách hàng. Đây là động lực to lớn để Hòa Bình thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội…

Trở lại Hòa Bình vào những ngày này mới thấy rõ ràng ý nghĩa từng việc làm của những cán bộ tín dụng chính sách đã và đang tận tâm, nhiệt thành tham gia cuộc hành trình vì an sinh xã hội. Trên mảnh đất này, không có hộ nghèo nào có nhu cầu, đủ điều kiện không vay được vốn ưu đãi.

Đơn cử như vợ chồng anh Thuận chị Hà - dân tộc Mường ở khu 2 thị trấn Cao Phong - được đồng vốn ưu đãi hỗ trợ đã cải tạo 3.000m2 đồi hoang, vườn tạp thành vườn cây ăn quả, đến nay thu hoạch hơn 4 tấn cam lồng vàng, quýt ngọt.

Những cán bộ tín dụng chính sách ở 'cửa ngõ' vùng Tây Bắc ảnh 2

Mùa cam chín ở huyện Cao Phong, Hòa Bình. Ảnh: Trần Việt

Tương tự bà Lê Thị Vòng ngụ xóm 1 xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đã sử dụng 80 triệu đồng vốn ưu đãi của chương trình tín dụng giải quyết việc làm, trồng được 400 cây ăn quả có múi là bưởi da xanh, bưởi múi đỏ thu lãi đến 200 triệu đồng/ năm.

Còn tại xã Pà Cò, gia đình anh Phàng A Páo, người Mông đã vay 100 triệu đồng của NHCSXH huyện Mai Châu mạnh dạn thâm canh nương chè sạch và nuôi bò nhốt chuồng. “Dân tộc Mông quê mình trước kia khổ cực lắm, quanh năm vào rừng kiếm củi, săn bắt muông thú. Từ khi được cán bộ ngân hàng chính sách mang tiền của Chính phủ về tận bản làng cho dân vay, lại còn chỉ bảo cách thức sử dụng vốn vay vào trồng chè giống mới, nuôi trâu, bò sinh sản, sửa chữa cả nhà cửa để đón khách xa gần đến du lịch, tham quan. Cuộc sống giờ no đủ, tươi vui rồi”, anh Páo tâm sự.

Đã 21 năm qua, những người làm tín dụng chính sách ở Hòa Bình trọn vẹn với công cuộc xóa nghèo đói, đạt được thành tích đáng khích lệ, nhưng ở nơi “cửa ngõ” vùng Tây Bắc này vẫn tồn tại nhiều hộ nghèo, nhiều thôn xã khó khăn. Thế nên thời gian tới tập thể, cán bộ, nhân viên NHCSXH tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực, tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn ưu đãi, góp phần thiết thực thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững trên quê hương mến yêu.

Tin cùng chuyên mục

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.