Nhịp sống Sài Gòn - chương trình nghệ thuật gợi nhớ Sài Gòn xưa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo ban tổ chức, “Nhịp sống Sài Gòn” là chương trình nghệ thuật hưởng ứng sự “hồi phục” của thành phố sau đại dịch COVID-19, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệm mang đậm nét văn hóa truyền thống, gợi nhớ về một Sài Gòn xưa sống động.

Ngày 8/7, tại TP HCM, ban tổ chức công bố format “Nhịp sống Sài Gòn” - chương trình biểu diễn nghệ thuật mới, được lên kế hoạch diễn định kỳ mỗi quý một lần, tổ chức luân phiên tại các địa điểm lớn tại TP HCM - nơi được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông - vùng đất sôi động về kinh tế, đa sắc màu về hoạt động văn hóa nghệ thuật của cả nước.

“Nhịp sống Sài Gòn” là chương trình biểu diễn nghệ thuật mới.

“Nhịp sống Sài Gòn” là chương trình biểu diễn nghệ thuật mới.

Theo đó, chương trình được tổ chức hưởng ứng sự “hồi phục’’ của thành phố sau đại dịch COVID-19, thu hút người hâm mộ trở lại các sân khấu, sân chơi văn hóa. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống, tái tạo năng lượng cho người dân thành phố sau những biến cố bất thường của xã hội xung quanh.

Trong suốt chặng đường diễn ra show, diễn viên hài Quang Minh sẽ đồng hành dẫn dắt cùng Á hậu Hoàng Oanh đưa khán giả đi qua từng con đường, góc phố, khu chợ quen thuộc, những địa điểm quen mà lạ, lạ mà quen trong tiềm thức của mỗi người dân TP HCM.

Hòa quyện với đó là những câu chuyện phố phường, hình ảnh hàng quán cà phê, chiếc xe đạp, tà áo dài thân thương, ghế đá công viên, những điểm hẹn một thuở của bạn bè, của mối tình đầu tiên, của người bạn phương xa vừa đến.

Quang Minh dẫn dắt câu chuyện, đưa khán giả trở về với những câu chuyện của Sài Gòn xưa.

Quang Minh dẫn dắt câu chuyện, đưa khán giả trở về với những câu chuyện của Sài Gòn xưa.

Chia sẻ tại họp báo, diễn viên Quang Minh tiết lộ, để tạo sức hút và sự khác biệt, anh sẽ diễn hài độc thoại song song với phần giới thiệu tiết mục của các ca sĩ biểu diễn. Nam diễn viên cũng cho biết, tên “Nhịp sống Sài Gòn” cũng là do anh gợi ý. Vốn là người con xa xứ, anh cảm nhận được nhịp sống Sài Gòn và TP HCM có nhiều đổi khác - hối hả, tất bật hơn.

Theo đó, đêm nhạc đầu tiên dự kiến diễn ra vào ngày 21/7 với sự có mặt của các ca sĩ Bằng Kiều, Hà Nhi, Lưu Chí Vỹ, Lương Gia Huy, vũ đoàn Phương Việt… hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệm đặc biệt, đầy tính sáng tạo nghệ thuật như biểu diễn múa, âm nhạc, ánh sáng, hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống, gợi nhớ về một Sài Gòn xưa sống động trong không gian đa màu sắc của một TP HCM hôm nay.

Cùng với đó loạt những bài hát nổi tiếng sẽ được hòa âm phối khí theo phong cách hiện đại, trẻ trung, được trình diễn song song với các ca khúc “hit’’ đang được yêu thích của giới trẻ. Theo đạo diễn Lê Việt, chương trình hát live 100% nên đòi hỏi bộ phận âm thanh chỉn chu, văn nghệ sĩ tập luyện kỹ lưỡng. Có nhiều tiết mục thú vị giữa các nghệ sĩ lần đầu kết hợp cùng nhau.

Đạo diễn Lê Việt. Ảnh: Ban tổ chức

Đạo diễn Lê Việt. Ảnh: Ban tổ chức

Ngoài ra, tại chương trình, khán giả không chỉ được thưởng thức âm nhạc mà còn có thể tham gia khiêu vũ cùng những người chung sở thích, hát live cùng ban nhạc sau khi chương trình kết thúc.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…