“Nhập nhằng” thực phẩm sạch - bẩn

“Nhập nhằng” thực phẩm sạch - bẩn
(PLO) - Nhiều người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận trả giá cao hơn 5-10% để mua được thực phẩm an toàn, nhưng thực tế thực phẩm sạch và thực phẩm không an toàn tại Việt Nam hiện rất khó phân biệt.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam - những thách thức và cơ hội do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngày 27/3.

Khoảng 30-40% thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi sinh vật

Nghiên cứu của WB được thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017, tập trung vào chuỗi cung ứng thịt lợn và rau ăn lá để nhận diện các nguy cơ an toàn thực phẩm (ATTP) tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khung pháp lý liên quan đến ATTP ở Việt Nam đã có nhiều cải tiến nhưng quá trình triển khai còn hạn chế, ATTP đang là mối quan tâm lớn đối với công chúng với mức độ lo ngại ngày càng tăng mỗi khi xảy ra vấn đề ATTP.

Theo báo cáo, khoảng 80% thịt lợn và 85% rau ở 2 địa phương hiện được bày bán tại các chợ bán lẻ truyền thống và những người sản xuất nhỏ chiếm ưu thế trong chuỗi giá trị này. Nhưng theo nghiên cứu, 76% lợn được giết mổ trong các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với điều kiện vệ sinh kém. Báo cáo của WB cũng chỉ rõ hiện có bằng chứng khoa học cho thấy ô nhiễm thực phẩm ở Việt Nam còn tương đối phổ biến. Nguy cơ nhiễm vi sinh vật như salmonella trong thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng vẫn còn tương đối cao (tương ứng khoảng 30-40%). 

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại kháng sinh tràn lan trên diện rộng cũng tăng nguy cơ để lại tồn dư trong thực phẩm. Ngoài ra, theo WB, một số chất kích thích tăng trưởng, chất cấm trong chăn nuôi cũng được sử dụng làm chất tạo nạc vẫn tương đối phổ biến, chưa kể đến việc nhiễm bẩn kim loại nặng và các chất hữu cơ bền vững trong môi trường. Theo báo cáo, trong 2 năm (2014-2015), cả nước ghi nhận 370 vụ ngộ độc thực phẩm, 66 ca tử vong nhưng con số thực sự được cho là có thể cao hơn.

Thông tin tại Hội thảo, ông Nguyễn Việt Hùng - Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế tại Việt Nam - cũng cho biết, do lo ngại về ATTP nên nhiều người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận trả giá cao hơn 5-10% để mua được thực phẩm an toàn nhưng thực tế thì thực phẩm sạch và thực phẩm không an toàn tại Việt Nam hiện rất khó phân biệt.

Xây dựng hệ thống kiểm soát dựa trên nguy cơ 

Báo cáo của WB cho biết, từ năm 2010, Việt Nam đã hiện đại hoá khung pháp lý và cấu trúc hệ thống quản lý liên quan tới ATTP. Chính phủ đã giảm số bộ chịu trách nhiệm quản lý ATTP từ 6 bộ liên quan xuống còn 3 bộ và định hướng lại năng lực kiểm soát ATTP đối với thực phẩm xuất khẩu sang phát triển hệ thống quản lý bao gồm cả chuỗi cung cấp thực phẩm trong nước. 

Tuy nhiên, khía cạnh thực thi vẫn còn một số vấn đề dẫn tới tình hình ATTP mới chỉ cải thiện không đáng kể và chưa đảm bảo toàn diện để giải quyết vấn đề. “Hệ thống giám sát hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào các sự kiện, ví dụ thống kê các vụ ngộ độc. Cả nước hiện có khoảng 5.000 cán bộ thanh tra ATTP nhưng chưa có một hệ thống giám sát ATTP đầy đủ và toàn diện…” - báo cáo cho hay.

Từ thực trạng nói trên, WB khuyến nghị Việt Nam xây dựng một hệ thống kiểm soát dựa trên nguy cơ, áp dụng các nguyên tắc đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ đã được WHO/FAO xây dựng thông qua các biện pháp như tăng cường hệ thống theo dõi và giám sát ATTP quốc gia; đề xuất phương án tiếp cận theo mô hình “từ trang trại tới bàn ăn” đối với công tác ATTP…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ
(PLVN) - 807kg thực phẩm bao gói sẵn là xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực…. do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp vừa bị Đội QTT số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phát hiện và tạm giữ.

Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo

Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
(PLVN) - Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được thông tin về tình trạng giả mạo văn bản của Bộ Tài chính, giả mạo con dấu chữ ký của Lãnh đạo Bộ Tài chính, giả mạo Website, Fanpage của Bộ Tài chính để yêu cầu người dân chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo thông qua các Website; Fanpage giả mạo này.

Hơn 5.200 cuộc gọi lừa đảo tự xưng "nhân viên điện lực Hà Nội" trong 2 tháng đầu năm

Hơn 5.200 cuộc gọi lừa đảo tự xưng "nhân viên điện lực Hà Nội" trong 2 tháng đầu năm
(PLVN) -  Thời gian gần đây, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) liên tục nhận được các phản ánh của khách hàng sử dụng điện về việc các đối tượng giả mạo nhân viên điện lực, công ty điện lực để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện. EVNHANOI một lần nữa khuyến cáo người dân, khách hàng sử dụng điện cần hết sức tỉnh táo trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi này.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tiền điện tại Thái Nguyên

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tiền điện tại Thái Nguyên
(PLVN) - Công ty Điện lực Thái Nguyên phát đi thông báo về tình trạng xuất hiện đối tượng xấu, lừa đảo người dân bằng cách giả danh nhân viên ngành điện thu tiền trực tiếp tại nhà người dân hoặc gửi tin nhắn, gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân nếu không sẽ bị cắt điện.

Cần tỉnh táo trước hàng hóa “mạo danh” hữu cơ

 Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua hàng organic, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình. (Ảnh minh họa: TPNS)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các thương hiệu thực phẩm sạch nổi tiếng, còn đó rất nhiều nhãn hàng mạo danh hữu cơ gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Cẩn trọng khi sử dụng dịch vụ du lịch trên nền tảng số

 Du khách chỉ nên đặt dịch vụ qua các kênh thông tin chính thức của đơn vị kinh doanh được cấp phép hoặc qua các nền tảng có uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn hơn một tháng nữa, Việt Nam sẽ bước vào mùa du lịch hè. Đây là thời gian các điểm đến du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Những app du lịch, trang web, fanpage trên Facebook hiện đang là lựa chọn để nhiều khách du lịch tham khảo đặt phòng, mua combo, săn vé máy bay giá rẻ.

Nghi 1 Công ty sản xuất thuốc, thức ăn nuôi trồng thủy sản giả ở An Giang

Các thiết bị cùng sản phẩm tạm giữ tại Công ty TNHH NUTRITION GOODLIFE Việt Nam.
(PLVN) - Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang chủ trì phối hợp cùng các ngành chức năng mới kiểm tra, phát hiện, thu giữ số lượng lớn thuốc, thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản nghi kém chất lượng và giả, trên địa bàn phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết có thể bị phạt tù

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình ngày 15/1 phát hiện, thu giữ gần 1 tấn bánh các loại nhập lậu. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng đưa hàng giả vào thị trường. Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết, tuỳ thiệt hại gây ra, có thể bị phạt cao nhất 100 triệu đồng và phạt tù chung thân.

Cuối năm cảnh giác 'bẫy lừa' giả danh nhân viên giao hàng

.
(PLVN) - Cận Tết là thời điểm nhu cầu mua sắm online và giao nhận hàng hóa tăng cao. Lợi dụng sự bận rộn và tâm lý chủ quan của người dân, các đối tượng lừa đảo sử dụng chiêu trò giả mạo nhân viên giao hàng (shipper) để chiếm đoạt tài sản.

Chuyên gia an ninh mạng cảnh báo về lừa đảo cận Tết

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetwork. (Ảnh minh họa: Vnetwork.vn)
(PLVN) - Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) cảnh báo: “Vừa qua, hàng loạt người dùng chia sẻ về cảnh báo quét mã QR (khi thanh toán trực tuyến) hay sao chép số tài khoản có thể khiến điện thoại bị treo, tài khoản bị mất tiền... đây là tin giả”.