Nhà tái định cư và nỗi ám ảnh “Sống trong sợ hãi”

Khu TĐC Đền Lừ bị xuống cấp nghiêm trọng
Khu TĐC Đền Lừ bị xuống cấp nghiêm trọng
(PLO) - Thiếu đồng bộ, thiếu đầu tư thỏa đáng và vội vàng trong xây dựng các chung cư tái định cư ở Hà Nội đã dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh chóng và nghiêm trọng, khiến nhiều người dân phải ngày ngày “sống trong sợ hãi”…
Thảm cảnh bị bỏ rơi
Có tiếp xúc với các hộ dân sống trong các chung cư tái định cư (TĐC) đang xuống cấp, tường nứt, bong tróc, thiếu nước sạch, hỏng thang máy, hệ thống thoát nước thải vỡ… mới thấy hết nỗi khổ mà họ phải gánh chịu. Một trong nhiều khu TĐC xuống cấp nghiêm trọng, thì khu Đền Lừ (quận Hoàng Mai) là nơi mà bất cứ người dân nào cũng phát ngán. 
Không chỉ mất nước thường xuyên, tường bong tróc, thang máy hỏng, mà đến việc tối thiểu là được dẫn nước thải ở tầng trệt bị tắc, sụt lún dẫn đến nước thải tràn ra ngoài. Bà Nguyễn Thị Phước, sống tại nhà A1 bức xúc:
“Chúng tôi khổ lắm rồi, mùi hôi thối bốc ra, ngay cả đến bác bảo vệ cũng không dám ngồi trong sân mà cứ phải ra ngoài đứng. Chúng tôi đã dành đất để nhường cho công trình của nhà nước, vậy mà chúng tôi bị bỏ rơi”. 
Chung tâm sự ấy, bà Nguyễn Thị Phê, Tổ trưởng tổ dân phố của tòa nhà này cho rằng, tất cả nỗi khổ của người dân đã được người dân phản ánh lên cơ quan chức năng. Những người có trách nhiệm đã hứa rất nhiều nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết.
Các khu TĐC Nam Trung Yên, Trung Hòa –Nhân Chính, Pháp Vân-Tứ Hiệp… cũng chịu cảnh tương tự. Anh Lê Văn Hoài, sống trong tòa nhà TĐC Pháp Vân-Tứ Hiệp hiện đi làm nghề bán nước chè ngoài vỉa hè tâm sự: “Anh cứ để ý mà xem, chỗ chúng tôi ít người về ở lắm. Chỉ một nửa số căn hộ có người về ở, cũng bởi vì điều kiện sống khó khăn, nhà xuống cấp. Ngay như chúng tôi phải đi bán nước bên ngoài, vì tầng 1 làm dịch vụ thì đơn vị cho người bên ngoài vào thuê để kinh doanh. Tại sao chúng tôi lại không được thuê kinh doanh?”
Sửa chữa chỉ như “muối bỏ bể”
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay trên địa bàn thành phố đã hoàn thành 155 tòa nhà với 13.487 căn hộ. Các tòa được đưa vào quản lý sử dụng, vận hành khai thác từ năm 2001 đến nay, gồm 102 tòa chung cư cao tầng và 53 tòa thấp tầng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý vận hành 137 tòa; Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội quản lý vận hành quản lý vận hành 18 tòa tại khu Nam Trung Yên. 
Qua tìm hiểu, có 44 tòa nhà chung cư TĐC được triển khai xây dựng từ trước khi có Luật Nhà ở và đưa vào sử dụng từ năm 2001 đến 2006. Theo quy định thì không có kinh phí bảo trì 2% trong giá bán, việc sửa chữa, bảo trì công trình phải tổ chức lấy ý kiến và thu kinh phí đóng góp theo quy định từ các chủ sở hữu tòa nhà nhưng người dân TĐC không đồng thuận với việc thu phần kinh phí này nên việc duy tu, sửa chữa, bảo trì gặp khó khăn. 
Ngoài ra, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà - Sở Xây dựng, cho biết thêm: “Do yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết bố trí TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường mẫu giáo trạm y tế công lập đã phải bố trí cho các hộ dân vào ở, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho các hộ dân đến ở tái định cư, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư tái định cư”.
Mấy năm qua, đối với các sự cố hỏng hóc thang máy thuộc các tòa nhà chung cư cao tầng, nguyên nhân chính là do thời gian đưa vào sử dụng đã lâu, có những tòa nhà chung cư TĐC được đưa vào sử dụng trước khi áp dụng Luật Nhà ở năm 2005) như khu đô thị Định Công, khu đô thị Đền Lừ... Mặt khác, hầu hết các thang máy được đầu tư đều là thang máy có chất lượng không cao, do đó đến nay khi đưa vào sử dụng gần 10 năm, các thang máy thuộc các tòa chung cư cao tầng bắt đầu hỏng hóc linh kiện và xuống cấp.
Để giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc, ngày 23/11/2009, UBND Thành phố đã chấp thuận cơ chế cho nhà tái định cư tại văn bản số 11260/UBND-XDĐT theo đề xuất của Sở Xây dựng, UBND thành phố đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội tiến hành ứng vốn sửa chữa ngay khi phát hiện các thang máy, thiết bị sử dụng chung của các tòa nhà cao tầng tái định cư có hư hỏng đột xuất. 
Tuy nhiên, việc làm này chỉ như “muối bỏ bể” chưa đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu thực tế của người dân. Thậm chí nhiều hệ thống thang máy chỉ sửa hôm trước, ngay hôm sau đã hỏng. Đường ống nước vẫn tiếp tục vỡ, dột, tường vẫn bị thấm nước. Bà Trần Thị Minh, N04 khu đô thị Nam Trung Yên chia sẻ: “Do đầu tư đã không đồng bộ, chất lượng kém thì có sửa chữa cũng chỉ được một thời gian lại tiếp tục hỏng hóc thôi”
Hơn nữa đây chỉ là những giải pháp trước mắt, về các biện pháp lâu dài, thành phố cần giao các Sở ngành sớm hoàn thiện quy chế quản lý vận hành, khai thác nhà ở, khu đô thị theo nguyên tắc chủ đầu tư chịu trách nhiệm từ khâu đầu tư đến vận hành khai thác, trong đó có quỹ nhà ở TĐC. Có bảo đảm đời sống cho người dân, gây dựng lại niềm tin cho họ, bằng chính những việc làm cụ thể và thiết thực, thì mới tránh được những bức xúc, để về lâu dài, công tác giải phóng mặt bằng, nhường đất cho các dự án của nhà nước mới được người dân ủng hộ.
Hoàn thành duy tu, bảo dưỡng trước Tết Nguyên đán Ất Mùi
Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay với các hướng giải pháp. Được biết  Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội phải kiểm tra, rà soát và có trách nhiệm thực hiện ngay việc sửa chữa, khắc phục các hư hỏng các trang thiết bị thiết yếu… tại các khu nhà tái định cư. Các đơn vị trên phải thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, vỉa hè… trong tòa nhà đã bị hư hỏng, xuống cấp theo đúng quy định và xong trước Tết nguyên đán Ất Mùi, bảo đảm ổn định và phục vụ tốt các hộ dân trong các tòa nhà chung cư tái định cư thuộc diện quản lý.

Đọc thêm

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.