Nhà ở xã hội đang được đầu tư kiểu "muối bỏ bể"

Người thu nhập thấp với giấc mơ nhà ở xã hội
Người thu nhập thấp với giấc mơ nhà ở xã hội
(PLO) - Sự chênh lệch cung - cầu nhà ở xã hội cho thấy đã đến lúc cần phải thay đổi cơ chế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường. Thay vì hỗ trợ cho nhà đầu tư, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp cho đối tượng người thu nhập thấp.
Vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Cơ chế chính sách và giải pháp về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và khu công nghiêp” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp tổ chức sáng qua (5/11).
“Muối bỏ bể”
Phó Tổng giám đốc Cty địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực thẳng thắn cho rằng, chương trình nhà ở xã hội (NOXH) coi như thất bại. Lấy ví dụ từ TP HCM, ông Đực cho biết có tới 90% số người ở lứa tuổi 18 đến 35, kể cả cư dân Sài Gòn gốc đang không có nhà ở. 
Ngoài ra, còn hơn 2 triệu người nhập cư và gốc Sài Gòn phải sống trong điều kiện chật hẹp dười 5m2/người, thậm chí có trường hợp chỉ 0,33m2/người. Trong khi điểm qua các dự án NOXH của TP HCM, ông Đực cho biết, tổng cộng các loại NOXH mới bàn giao 301 căn, quá khiêm tốn so với mục tiêu 12.000 căn đến hết năm 2012 và nhu cầu hàng năm tại TP HCM cần đến 30.000 căn.
Trưởng phòng Phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) Vũ Ngọc Đạm cho biết, hơn 800 căn hộ NOXH cho người thu nhập thấp ở khu đô thị mới Việt Hưng đã được bàn giao nhưng chỉ như “muối bỏ bể” so với nhu cầu.
Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị dự báo đến năm 2020 là 1 triệu căn, trong khi hiện nay mới đáp ứng hơn 10.000 căn/năm. Tại các khu công nghiệp, hiện mới có khoảng 20% người lao động có chỗ ở ổn định.
Theo thống kê mới nhất, hiện có 33,1% dân số (30 triệu người) đang sinh sống tại khu vực thành thị. Trong đó có hàng triệu lao động, chủ yếu là những người từ nông thôn ra làm việc, kiếm sống tại các đô thị và khu công nghiệp. Họ là những người có thu nhập thấp và không có chỗ ở ổn định. Việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho lớp người này đang ngày càng trở nên bức thiết và là mối quan tâm lớn của Nhà nước cũng như của toàn xã hội…
Doanh nghiệp không mặn mà
Theo Luật Nhà ở 2014, ngoài Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thì doanh nghiệp (DN), gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng NOXH được hưởng khá nhiều ưu đãi về thuế, về vay vốn ngân hàng, hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, thực tế các DN không mặn mà, nhiều “đại gia” như Vincom, Đại Quang Minh, CT Land, Novaland, Hưng Thịnh, TCty Địa ốc Sài Gòn…“ngoảnh mặt làm ngơ”. 
Theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, ngoài thủ tục phức tạp, lợi nhuận không cao thì giá thành nhà ở đang là vướng mắc nhất hiện nay. Nhà đầu tư luôn mong lợi nhuận cao nhất trong khi quy định chỉ được lãi suất 10%. Mặt khác, do có sự chênh lệch giá khá lớn giữa NOXH và nhà ở thương mại (NOTM) nên đã nảy sinh tiêu cực trong phân phối, mua đi bán lại trái quy định…
Theo ông Nguyễn Văn Đực, quy định DN phải dành 15-20% số căn hộ trong dự án NOTM để làm NOXH là quy định làm khó cho cả DN và người có thu nhập thấp. “Không có người thu nhập thấp nào lại muốn sống trong khu NOTM để phải trả phí dịch vụ cao cả!”- ông Đực khẳng định. Thực tế, theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng, nhiều dự án chủ đầu tư đã tìm mọi cách để không thực hiện quy định này hoặc đẩy quỹ đất 20% vào phần chưa đền bù giải toả…
Phải theo cơ chế thị trường
Phó Tổng giám đốc Cty địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực quả quyết: “Nếu không thương mại hóa NOXH thì không bao giờ đáp ứng được yêu cầu”. Ông Đực đề xuất: Cần cho phép mở rộng mô hình NOXH theo phương thức thương mại, gọi là nhà bình dân. DN đầu tư được áp dụng chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, diện tích căn hộ, chỗ để xe như NOXH, được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, khi đó giá bán sẽ bằng hoặc thấp hơn NOXH. 
DN được tự do bán, khách hàng mua không phải qua xét duyệt, cộng với gói hỗ trợ tài chính từ Nhà nước cho vay mua nhà lãi suất 6- 8%/năm, người dân sẽ có nhiều cơ hội sở hữu nhà ở. Nhiều DN sẽ đua nhau tham gia, tích cực áp dung khoa học kỹ thuật để giảm giá bán còn 10 - 13 triệu đồng/m2, diện tích 30m2/căn hộ, tổng giá trị khoảng 300- 400 triệu đồng/căn…
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng đề nghị cần phải thay đổi phương thức đầu tư NOXH hoàn toàn theo cơ chế thị trường và Nhà nước tập trung hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà. Theo đó, Nhà nước không miễn giảm bất cứ một khoản nào, DN hoàn toàn đầu tư dự án như NOTM nhưng phải dành tỷ lệ phần trăm (20- 50% tùy từng dự án) theo quy hoạch để xây dựng nhà ở giá rẻ với diện tích 25- 45m2/căn hộ, vật liệu xây dựng thông thường, chất lượng đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 
Toàn bộ khoản thu được (mà trước đây được miễn giảm) Nhà nước đưa vào quỹ phát triển NOXH (cùng với các khoản tài chính do ngân sách cấp) để trực tiếp hỗ trợ cho người thu nhập thấp (thông qua hình thức trả góp đến 20 năm lãi suất thấp do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Quỹ phát triển nhà cho vay hoặc bù lỗ lãi suất cho ngân hàng thương mại, người thu nhập thấp khi mua nhà, trả góp được hưởng lãi suất thấp (0,5-1%) như hiện đang áp dụng ở nhiều nước trên thế giới…

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.