Người phố núi Pleiku tạc tượng và lập bàn thờ Đại tướng

Người phố núi Pleiku tạc tượng và lập bàn thờ Đại tướng
(PLO) - Cùng với cả nước, người dân Tây Nguyên nói chung, phố núi Pleiku nói riêng luôn hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những tình cảm sâu nặng nhất. Từ ngày Đại tướng ra đi, nhiều người dân đã lập bàn thờ, ngày đêm dâng hoa, dâng hương tưởng niệm người con anh hùng của dân tộc, Đại tướng của nhân dân.
Từ khi Đại tướng qua đời, lúc nào cũng có rất nhiều người dân tìm đến ngôi nhà 07 ở đường Ung Văn Khiêm (Phường Phù Đổng, TP.Pleiku tỉnh Gia Lai). Tại đây, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái đã làm xong bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cung kính đặt trên bàn thờ để người dân địa phương không có điều kiện ra Hà Nội hay Quảng Bình tưởng nhớ Đại tướng đến dâng hương tưởng niệm, thể hiện lòng tri ân sâu sắc với Đại tướng.
 
Chưa tới 7 giờ sáng một ngày cuối tuần, nơi đây đã có rất nhiều người dân đến để thắp hương thành kính tưởng nhớ Đại tướng. Gặp chúng tôi, tác giả bức tượng Đại tướng tâm sự: “Tôi nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 16 pháo binh, thuộc Tỉnh đội Bình Trị Thiên cũ. Mặc dù chưa lần nào được trực tiếp gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rất vinh dự và tự hào là người lính của Đại tướng văn võ song toàn, đánh đâu thắng đó mà chỉ nhắc đến tên là kẻ thù đã khiếp sợ và khâm phục. Sau khi xuất ngũ, tôi vào học Trường Đại học Mỹ thuật Huế, ra trường vào Gia Lai lập nghiệp.
Vẽ chân dung Đại tướng, tạc tượng Đại tướng tôi đã làm nhiều lần, có lúc thời gian kéo dài đến 6-7 tháng nhưng không thành. Chỉ đến khi quân và dân cả nước chúng ta đón mừng Đại tướng tròn 100 tuổi và cũng thời gian đó, tình cờ  tôi được nghe hai câu thơ của một người bạn: “Cuộc đời bác tựa bài ca/ Khi là thầy giáo, khi là tướng quân”.
Quá cảm kích trước hình ảnh dung dị, đời thường nhưng cũng rất oai nghiêm, lỗi lạc của vị tướng tài, tôi nảy sinh ý tưởng tạc lại tượng chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Để không lặp lại những lỗi lầm từ những sáng tác trước đây, tôi lục tìm tư liệu trong sách, hình ảnh trên mạng và trên các đĩa hình… nghiên cứu kỹ lưỡng từng tính cách, từng đường nét của Đại tướng, rồi lựa chọn từng khoảnh khắc đẹp, xuất thần của người để thổi hồn vào bức tượng sao cho sống động nhất.” 
Cũng từ lúc đó, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái ngày đêm say mê tạc lại tượng Đại tướng và chỉ một tháng sau thì hoàn thành bức tượng. Tượng Đại tướng cao 1,2m, rộng 90cm, làm bằng thạch cao, phủ màu xanh đen thẫm, là một trong những bức tượng thành công nhất của ông từ trước tới nay và được đồng nghiệp đánh giá rất cao.
“Khi nghe tin người Anh Cả của lực lượng vũ trang qua đời, để tỏ lòng biết ơn và kính trọng Đại tướng, tôi quyết định lập bàn thờ và đặt bức tượng này lên một cách trang trọng nhất, ngoài gia đình mình còn để cho bà con địa phương ngày đêm đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng - Vị tướng đức, tài vẹn toàn đã cống hiến cho nhân dân và dân tộc từ lúc còn trẻ cho đến hơi thở cuối cùng. Tên tuổi của Đại tướng sẽ mãi mãi trường tồn trong lòng mỗi người dân và dân tộc Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng...”. 
Trước câu hỏi vì sao lại tạc tượng và lập bàn thờ Đại tướng, nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái bộc bạch: “Việc gia đình tôi cũng như người dân địa phương tỏ lòng kính trọng, biết ơn Đại tướng mà lập bàn thờ cũng là điều dễ hiểu. Công lao Đại tướng vô cùng to lớn với đất nước, với nhân dân, với Quân đội, Đại tướng xứng đáng được nhân dân tôn thờ…”. Một bức tượng vừa mang khí phách, bản lĩnh của một vị tướng, vừa mang nét dung dị, hiền hậu của một nhà giáo thuần Việt đã khiến rất nhiều người đến viếng rơi lệ vì quá giống người thật của Đại tướng.
Ông Hoàng Xuân Trình ở đường Nguyễn Đức Cảnh, TP. Pleiku, từng được gặp Đại tướng khi mẹ ông là cán bộ tiếp tế lương thực, thực phẩm cho Đại tướng khi còn ở Hòa Bình. Khi mẹ ông mất, đích thân Đại tướng cho người đưa vòng hoa đến viếng và tỏ lòng tri ân, thương tiếc. Biết nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái tạc tượng và lập bàn thờ Đại tướng ngay trên mảnh đất phố núi, ông đã nhờ con đưa đến viếng, thắp nén hương thơm tỏ lòng xúc động, ông thầm thì: “Bác đã đi rồi sao bác ơi! Con nhớ bác quá”. 
Bà Rơ Lan H’Lêl (67 tuổi, dân tộc Giơ Rai ở Trà Bá, TP.Pleiku) dắt tay đứa cháu nhỏ cũng đến thắp hương tưởng niệm Đại tướng. “Bà con mình xúc động và rất tiếc thương Đại tướng của nhân dân. Mặc dù chưa được gặp Đại tướng nhưng từ nhỏ tôi đã nghe nhiều người nói về ông - một vị tướng đã cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng của Đảng và hạnh phúc của nhân dân. Người rất quan tâm đến cái ăn, cái ở của bà con đồng bào dân tộc thiểu số mình…” - bà H’Lêl xúc động cho biết.
Cung kính đặt lên bàn thờ dưới bức tượng Đại tướng một lẵng hoa tươi, thắp hương tưởng niệm Người, ông Đoàn Ngọc Bình (60 tuổi) ngụ tại phường Yên Thế, TP.Pleiku tâm sự: “Tôi quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình - mảnh đất mà Đại tướng chọn làm nơi yên nghỉ cuối cùng, tôi thấy sung sướng quá, tự hào quá. Đại tướng trở về Quảng Bình là nơi chôn nhau cắt rốn thì đó là tình cảm rất tốt đẹp, vì quê hương là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc nhất. Hôm Đại tướng ra đi, tôi định về quê để cùng bà con đón linh cữu Đại tướng vào và đốt nén hương thơm dâng lên Đại tướng để tỏ lòng biết ơn. Nhưng biết tin nhà điêu khắc Lê Sỹ Soái đã làm tượng Đại tướng và lập bàn thờ, tôi đã cùng vợ con đến đây dâng hương tưởng niệm. Chuyện anh Soái và nhiều người dân trên đất nước mình lập bàn thờ Đại tướng để tri ân, hiếu nghĩa tôi thấy rất hay, đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc, tưởng nhớ vị Đại tướng mà họ vô cùng kính yêu”.

Ngày tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với đất mẹ, trong dòng người đến viếng và thắp hương tưởng niệm, ông Phạm Xuân Vũ - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai - nghẹn ngào nói: “Bức tượng đã nói lên tất cả, từ cuộc sống dung dị đến tâm hồn thanh cao của Đại tướng, một con người vĩ đại của dân tộc, cả cuộc đời vì nước, thương dân...Tôi rất cảm phục tác giả đã tạc bức tượng về Đại tướng có hồn như thế!”. 

Đại tướng đã hòa vào trong lòng đất Mẹ. Nhưng đến đây, dưới bức tượng của người, hàng triệu người dân Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng vẫn ấm lòng mình trước những tình cảm sâu nặng mà lúc còn sống khi vào thăm người dân địa phương, đi đến đâu, ghé thăm nhà nào, Đại tướng cũng ân cần bắt tay từng người, hỏi thăm sức khỏe, công việc nương rẫy… và không quên nói về sức mạnh đoàn kết dân tộc, nói chuyện truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên, khuyên bà con phải biết nghe lời cán bộ địa phương, lời bộ đội, biết trồng cây lúa nước, cây cà phê… để thoát nghèo đói, chung sức xây dựng một Tây Nguyên giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.