Người lặng thầm “chở luật về bản”

Người lặng thầm “chở luật về bản”
(PLO) - 38 tuổi đời, 14 tuổi nghề, 7 năm giữ cương vị lãnh đạo tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hoà Bình, anh Lưu Văn Thường đã ghi được nhiều dấu ấn, được đồng nghiệp và đồng bào vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh trìu mến gọi là “Người lặng thầm chở luật về bản”.
Từ những bước chập chững vào nghề
Sinh ra từ tình yêu nhọc nhằn nhưng ngọt ngào của người thợ xây dựng công trình thủy điện sông Đà, in trong tuổi thơ của Lưu Văn Thường là lịch làm tăng ca của cha mẹ… Những năm tháng trên giảng đường Đại học Luật Hà Nội, kiến thức của Thường cũng được đổi bằng những giọt mồ hôi mặn chát của cha mẹ. 
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thường trở về với thành phố nhỏ bên sông Đà đúng thời điểm Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) mới được thành lập. Thường đến với nghề TGPL từ cơ duyên ấy.
Những ngày mới vào nghề với vô vàn bỡ ngỡ, Thường đã chủ động đọc tài liệu, quan sát và học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp để bắt nhịp với công việc mang tính đặc thù này. Từ năm 2001 đến năm 2007, thời gian biểu của Thường là nửa tháng làm việc ở trụ sở, nửa tháng tham gia các chuyến công tác của Trung tâm về các vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. 
Đây cũng là quãng thời gian mà người viết bài này liên tục tham gia các chuyến TGPL lưu động của Trung tâm (với tư cách là cộng tác viên TGPL), nên được chứng kiến sự trưởng thành trong công việc của Lưu Văn Thường. 
Rất nhiều chuyến đi gian nan vượt lòng hồ sông Đà trong đêm tối, đi bộ cả chục cây số đường mòn mới đến được các bản xa xôi, đoàn công tác phải chuẩn bị từ mỳ tôm, thuốc chữa bệnh, nhiều bữa phải ăn cơm sống, ngủ nhờ nhà  dân…
Nhưng dù khó khăn đến đâu, Thường cũng không một lời kêu ca, đến điểm TGPL là lăn xả vào công việc, từ kê dọn bàn ghế, phát phiếu yêu cầu, tổng hợp phiếu yêu cầu để các thành viên đoàn TGPL giải đáp, tư vấn cho bà con. 
Có tiếp xúc với công việc TGPL mới thấy hết cái phức tạp, khó khăn của hoạt động này. Dù trước mỗi chuyến đi, Trung tâm TGPL đều tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân để sẵn sàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu TGPL của bà con, song vào việc thì không phải vậy. 
Mỗi buổi TGPL có hàng chục vấn đề được nêu ra, mà mỗi vụ việc lại liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi người làm TGPL phải hiểu biết rộng, có trí nhớ tốt, có khả năng khai thác văn bản, kết nối và xử lý thông tin mới có thể giải đáp ngay tại chỗ các vướng mắc của bà con. 
Cái khó nữa là, hoạt động TGPL phải đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của bà con với bảo vệ uy tín của chính quyền cơ sở, vì trong một số trường hợp, các vướng mắc của bà con là do bà con hiểu chưa đúng pháp luật, hoặc do cách giải quyết vấn đề chưa thật sự thấu đáo của chính quyền. 
Trong những trường hợp này, người TGPL phải khéo léo gợi mở vấn đề, tìm ra nút thắt của sự việc để tư vấn cho bà con và kiến nghị với chính quyền cơ sở, hướng tới kết quả tốt nhất…Tất cả những kỹ năng này, Lưu Văn Thường đã học hỏi được từ thực tiễn và áp dụng nhuần nhuyễn vào công việc. 
Chính vì thế, anh đã được lãnh đạo tin tưởng, đồng nghiệp nể trọng, bà con yêu mến. Sau 7 năm gắn bó với nghề TGPL, Lưu Văn Thường đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Đến những đóng góp đáng trân trọng
Được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc Trung tâm TGPL đúng thời điểm thi hành Luật TGPL, sẵn có kinh nghiệm trong công việc, anh Thường đã cùng Giám đốc Trung tâm xây dựng các chương trình, kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Anh Thường cũng tham gia khóa đào tạo Trợ giúp viên pháp lý và là một trong 2 Trợ giúp viên đầu tiên của Trung tâm được UBND tỉnh bổ nhiệm. 
Đến  năm 2010, Trung tâm TGPL tỉnh Hòa Bình là một trong số ít đơn vị trong cả nước hoàn thành “phủ sóng” mạng lưới Chi nhánh TGPL đến tất cả 11 huyện, thành phố (6 Chi nhánh đã có trợ giúp viên pháp lý) thì Lưu Văn Thường cũng đã vững vàng trong vai trò trợ giúp viên, bào chữa “rất có uy tín” cho các đối tượng thuộc diện được TGPL. 
Một trong nhiều vụ anh Thường tham gia làm trợ giúp viên khiến anh nhớ nhất là vụ bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn Nguyễn Thành Lâm (khu 3 thị trấn Cao Phong) trong vụ kiện “Đòi bồi thường thiệt hại về sức khoẻ” ở phiên tòa phúc thẩm (do khi làm thuê lắp đặt mái tôn chống nóng cho nhà ông Trịnh Ngọc Năm, anh Lâm bị bỏng do phóng điện từ đường dây cao thế gần với nóc nhà, phải cắt cánh tay phải, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 87%). 
Do các bên không thống nhất được phương án và giá trị bồi thường nên gia đình anh Lâm khởi kiện ra TAND huyện Cao Phong. Phát hiện một số điểm bất hợp lý từ phiên tòa sơ thẩm, anh Thường đã kiến nghị và qua xét xử phúc thẩm, xét thấy Tòa án xử sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố tụng, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ vụ án cho Tòa án huyện Cao Phong xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. 
Trong thời gian này, anh Thường đã nhiều lần gặp gỡ các bên, phân tích, động viên các bên hướng tới hòa giải. Cuối năm 2011, Tòa án nhân dân huyện Cao Phong đã tiến hành hòa giải thành, các bên cùng thống nhất phương án bồi thường và vụ việc được khép lại, quyền lợi của nguyên đơn được đảm bảo.
8 năm thực hiện Luật TGPL là 8 năm anh Thường cùng Giám đốc Trung tâm tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp ký kết các Chương trình phối hợp TGPL với các cơ quan hữu quan và các tổ chức chính trị - xã hội (nổi bật là phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng) và tổ chức thực hiện hiệu quả. 
Trong 8 năm thi hành Luật TGPL, anh Thường đã cùng các đồng nghiệp tổ chức được 1.200 đợt TGPL lưu động tại 1.353 điểm; thụ lý và trợ giúp được 39.009 việc cho 38.335 đối tượng. Riêng trong giai đoạn 2009- 2013, anh trực tiếp tham gia  166 đợt TGPL tại 307 điểm TGPL, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại 26 vụ án.
Và khẳng định uy tín của một “thủ lĩnh trẻ”
Từ năm 2013 đến nay, với cương vị Giám đốc Trung tâm TGPL, anh Thường tiếp tục chèo lái, đưa con thuyền TGPL tỉnh Hòa Bình vững vàng cập đến “bến bờ mới” mà trọng điểm là thực hiện chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 59/2012/QĐ-TTg). Năm 2014, Trung tâm đã tổ chức 105 đợt TGPL lưu động tại 242 địa bàn, thu hút hơn 15.000 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp 2.719 vụ việc. 
“Sứ mệnh của chúng tôi là đưa pháp luật đến với bà con, tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật cho bà con ngay tại cơ sở, bởi đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số đâu dễ dàng đến được các cơ quan chức năng để hỏi hay tìm hiểu pháp luật qua các kênh thông tin. 
Trung bình mỗi năm Trung tâm tổ chức từ 150 đến 190 đợt TGPL lưu động (vượt từ 50% kế hoạch trở lên), đồng nghĩa với việc anh em Trung tâm vất vả hơn, nhưng cứ nhìn thấy bà con đến dự đông lắm, hỏi han nhiệt tình lắm, chăm chú lắng nghe lắm là tôi và các anh em Trung tâm quên hết mệt mỏi, sẵn sàng lăn xả vào công việc. 
Càng vui hơn khi thông qua TGPL, chúng tôi đã góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đưa pháp luật vào cuộc sống”, anh Thường bộc bạch.
Không nói nhiều về bản thân mình nhưng trong 7 năm giữ cương vị lãnh đạo Trung tâm, Bí thư Chi đoàn Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Sở Tư pháp, Bí thư Chi bộ Đảng Trung tâm TGPL, anh Thường đã ghi dấu ấn bằng thành tích: liên tục từ năm 2009- 2014, Trung tâm đều được Giám đốc Sở tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, liên tục từ năm 2011- 2014 được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; 6 năm liên tục (2009 -  2013) Chi bộ được Đảng ủy Sở Tư pháp công nhận Chi bộ “Trong sạch, vững mạnh”. 
Cá nhân anh Thường cũng liên tục được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Điển hình tiên tiến ngành Tư pháp Hòa Bình (giai đoạn 2010 - 2015). Đặc biệt, năm 2012 anh Lưu Văn Thường là đoàn viên thanh niên đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi toàn quốc lần thứ nhất năm 2012”.
Với những đóng góp của mình, Lưu Văn Thường thực sự xứng đáng với tình cảm của đồng nghiệp, đồng bào dành cho mình với cách gọi trìu mến “Người lặng thầm chở luật về bản”. 

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.