Người cán bộ tư pháp tinh thông nghiệp vụ, tận tụy với nghề

Người cán bộ tư pháp tinh thông nghiệp vụ, tận tụy với nghề
(PLO) - Trong ngành Tư pháp Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Hữu Thảo, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp được biết đến là người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành, người truyền nhiệt huyết cho lớp trẻ. 
Người cán bộ gương mẫu
Tiếp chuyện chúng tôi là người đàn ông phong thái nhã nhặn, nụ cười hiền, mái tóc bạc cước. Đó là ông Nguyễn Hữu Thảo - nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc. 
Rót trà, ông bồi hồi kể: Trở về từ chiến trường miền Nam năm 1975, với mơ ước trở thành một bác sĩ giỏi, ông đăng ký thi và trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội. Niềm vui nhân đôi khi ông hay tin mình nằm trong danh sách những sinh viên xuất sắc nhất, được chọn du học nước ngoài (Liên Xô cũ). 
Thế nhưng số phận không chiều người, theo sự điều động của tổ chức, ông được đào tạo chuyên ngành Tâm lý học tội phạm. Sau 6 năm học tập, rèn luyện ở nước bạn, chàng sinh viên ngành Tâm lý trở về Việt Nam và được phân công giảng dạy chuyên ngành Tâm lý học tội phạm tại Đại học Luật Hà Nội. 
Hơn chục năm bươn chải và tận tụy với nghề giáo, những tưởng sẽ gắn bó với bục giảng, trường lớp nhưng cuộc đời ông lại thêm một lần “rẽ ngang” và “bén duyên” với ngành Tư pháp. 
Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú được chia tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Với hành trang tri thức và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, ông Thảo đã quyết định xin về công tác tại quê hương Vĩnh Phúc. Với kinh nghiệm của người lính trong chiến trận và thành tích giảng dạy trên giảng đường đại học cùng tinh thần cống hiến hết mình, ông Thảo được giao chức Trưởng phòng Văn bản - Tuyên truyền rồi Trưởng phòng Hành chính. 
Sau 2 năm làm việc với sự đam mê học hỏi sách vở, học hỏi thực tiễn và kinh nghiệm của những người đi trước, tinh thông nghề, khiêm tốn, nỗ lực cố gắng, năm 1999 ông Nguyễn Hữu Thảo được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Tư pháp Vĩnh Phúc và giữ cương vị đó cho đến ngày nghỉ hưu.
Nhắc đến ông Thảo, trong cơ quan ai cũng hết lời khen ngợi. Chị Vũ Thị Bích Liên, Trưởng phòng Hành chính - Tư pháp cho biết: “Đồng chí Thảo là một người lãnh đạo rất gương mẫu. Trong cuộc sống đời thường, ông là người rất thẳng thắn, quan tâm và giúp đỡ mọi người. Trong công việc, ông rất tận tuỵ, có trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, luôn tôn trọng, tạo điều kiện giúp đỡ đồng nghiệp”.
Đưa pháp luật đến gần với dân
Giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Tư pháp, ông Thảo luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công. Đặc biệt là trong việc phụ trách trực tiếp chỉ đạo các công tác: xây dựng, kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), phổ biến giáo dục pháp luật, giữ gìn sự đoàn kết trong cơ quan. ..
Bên cạnh đó, ông cũng luôn chủ động đưa ra nhiều hình thức cũng như biện pháp nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của tập thể, phát huy vai trò, sự năng động và sáng tạo của từng thành viên. Đáng kể đến là công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức. 
Ông đã thường xuyên đề xuất, chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, chú trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, 100% cán bộ đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, đoàn kết nội bộ, thống nhất trong nhận thức và hành động, có tác phong làm việc khoa học, thái độ phục vụ nhân dân tận tình, ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm của cán bộ được nâng lên rõ rệt.
Đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào, ông Nguyễn Hữu Thảo là một trong những đầu tàu dẫn dắt đội ngũ tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc từ chỗ “xuất phát điểm” kém không ngừng vươn lên vững mạnh. Đại đa số cán bộ làm việc tại Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đều đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên môn nghiệp vụ cao, luôn đạt được nhiều thành tích xuất sắc và được các cấp, ngành quan tâm, tin tưởng.
Hơn 17 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp, khi nói về chuyên môn của mình, ông Thảo bày tỏ quan điểm: “Làm tư pháp thì phải hiểu sâu về pháp luật, chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu, phải làm thế nào để đưa pháp luật đến được với thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, người làm luật phải chịu khó đến cơ sở, nắm bắt tình hình thực tế để từ đó soi xét lại xem chính sách đề ra có thực sự phù hợp hay chưa. Muốn đưa pháp luật gần hơn với người dân thì người cán bộ chỉ có kiến thức thôi chưa đủ mà cần phải có cái tâm, cái tình nữa”. 
Hài lòng khi thấy Tư pháp ngày càng trưởng thành
Trong quá trình công tác, nhận thấy ngành Tư pháp của tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập, ông đã chủ động trước mọi tình huống công việc, luôn tìm tòi học hỏi, kết hợp và vận dụng kinh nghiệm trong nhiều năm, ông đã đưa ra nhiều sáng kiến mới có ích cho chuyên môn nghiệp vụ. 
Xuất phát từ những trăn trở của người làm tư pháp, ông Nguyễn Hữu Thảo đã nghiên cứu và thực hiện thành công 2 đề tài: “Nâng cao chất lượng VBQPPL của HĐND và UBND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” và “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015”. 
Các đề tài  trên đã góp phần làm rõ thực trạng hoạt động và quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành, đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại, khó khăn, phát huy những mặt mạnh phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 
Không những thế, ông còn tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho các đề tài do Sở thực hiện như: “Bồi thường thiệt hại trong giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc - thực trạng và giải pháp”, “Xã hội hoá giám định tư pháp ở Vĩnh Phúc - thực trạng và giải pháp” trong suốt các năm từ 2007 đến 2009.
Trong những năm qua, ông Thảo cùng với các đồng sự đã tiến hành thẩm định 248 dự thảo VBQPPL thuộc các lĩnh vực xây dựng, đất đai, tài chính, văn hoá xã hội của HĐND và UBND tỉnh, đồng thời tham gia ý kiến vào 351 dự thảo văn bản của Trung ương và địa phương, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản, đồng thời làm căn cứ, cơ sở để HĐND, UBND xem xét ban hành văn bản chính thức.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cùng với lãnh đạo Sở Tư pháp Vĩnh Phúc, ông luôn sâu sát, chú trọng đến đối tượng là người dân và cán bộ viên chức. Chỉ riêng năm 2013 đã mở được trên 200 lớp tập huấn pháp luật, phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện mở 78 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở cho hơn 36 nghìn người...; thực hiện giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài của tỉnh. 
Nhờ sự tham mưu, chỉ đạo sát sao của ông Nguyễn Hữu Thảo, ngành Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay đã “thay da đổi thịt”, khoác lên mình “một tấm áo mới”.
Bằng hành động gương mẫu, luôn đi đầu trong công việc, tác phong sinh hoạt và lối sống giản dị, gần 20 năm công tác, làm việc và cống hiến hết mình cho ngành Tư pháp tỉnh, ông Nguyễn Hữu Thảo đã liên tục nhận được nhiều danh hiệu, nhiều Bằng khen từ các cấp. Năm 2012, ông vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2014, ông được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Tuy nhiên, nói về mình, ông Thảo luôn khiêm tốn: “Mình chưa làm được điều gì lớn lao cả. Là lãnh đạo thì chỉ có vai trò là tham mưu thôi, thực hiện được hay không là do công sức chung của tất cả anh em trong ngành. Những thành tích đạt được cũng là kết quả của việc tích tiểu thành đại, góp gió thành bão”. 
Ông tâm sự: “Trong bằng ấy năm công tác, điều tôi cảm thấy mãn nguyện và hài lòng nhất chính là được nhìn thấy anh em cán bộ tư pháp của tỉnh ngày một trưởng thành, được nâng cao năng lực, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của ngành ngày càng lớn mạnh. Với tôi, đó mới là niềm vui lớn nhất trong sự nghiệp”.
Gần nửa đời người cống hiến cho ngành Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, cách đây ít ngày ông Thảo đã về nghỉ chế độ, dù vậy nhưng người lính Bộ đội Cụ Hồ năm nào vẫn tràn trề nhiệt huyết: “Về hưu nhưng trong tôi, ngành Tư pháp vẫn chưa hưu, bất cứ khi nào ngành cần tôi vẫn sẵn sàng”. Với những đóng góp trong sự nghiệp của mình, ông Nguyễn Hữu Thảo xứng đáng là tấm gương sáng để thế hệ trẻ Tư pháp Vĩnh Phúc noi theo.

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.