Luật sư Trịnh Văn Quyết: Người truyền lửa

(PLO) - Khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng, người đứng đầu hãng luật SMiC danh tiếng, chủ tịch tập đoàn tư nhân ngàn tỷ FLC Trịnh Văn Quyết bắt đầu "truyền lửa", tiếp sức cho các bạn trẻ bằng việc lập quỹ học bổng SMiC và công bố chính sách tiếp nhận sinh viên giỏi về làm việc tại Tập đoàn.  
Vị doanh nhân trẻ chia sẻ, anh sẵn sàng nâng mức học bổng lên gấp đôi, không giới hạn số lượng, mở rộng đối tượng được nhận học bổng với mong ước giản đơn rằng quỹ học bổng sẽ là nguồn động viên, khích lệ tinh thần vượt khó, dám ước mơ và dám theo đuổi tới cùng ước mơ của mỗi người.
Luật sư Trịnh Văn Quyết mong muốn Quỹ học bổng SMiC sẽ hỗ trợ thiết thực cho sinh viên nghèo vượt khó
Luật sư Trịnh Văn Quyết mong muốn Quỹ học bổng SMiC
 sẽ hỗ trợ thiết thực cho sinh viên nghèo vượt khó
 
"Luật sư ngoại lệ"
Sinh năm 1975 tại Vĩnh Phúc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trịnh Văn Quyết đã thể hiện "sự khác người" bằng kết quả học tập ấn tượng và tính tự lập, kỷ luật cao. Đặc biệt, chàng trai cương nghị này từ nhỏ đã có mơ ước trở thành luật sư và phải là luật sư giỏi đại diện cho lẽ phải chống lại cái xấu, tiêu cực trong xã hội. 
Là anh cả trong một gia đình có 3 anh em "trứng gà, trứng vịt", sàn sàn tuổi nhau, Quyết ý thức được vai trò "làm anh khó lắm" nên sau khi tốt nghiệp phổ thông,dù học lực khá, con đường Đại học thênh thang trước mắt nhưng anh vẫn quyết định "gác bút nghiên" để vào thành phố Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử, dành dụm tiền nuôi "giấc mơ thành luật sư".
2 năm làm đủ thứ nghề ở đất Sài thành sôi động không chỉ giúp chàng thanh niên hiếu học có tiền trang trải sinh hoạt phí cho 4 năm đại học mà còn cho anh những bài học đầu tiên về thương trường. Trở lại Hà Nội mùa hè năm ấy, Quyết tự tin đăng ký thi Đại học Luật Hà Nội và dễ dàng đỗ với số điểm cao. 
Những người bạn học của Quyết hồi ấy còn nhớ mãi hình ảnh cậu thanh niên gầy gò với vầng trán cao và đôi mắt sáng miệt mài trên giảng đường, luôn xuất sắc trong các môn học nhưng cũng đặc biệt nhanh nhạy với thời cuộc. Nhận thấy nhiều em sinh viên ôn thi đại học vất vả mà không "chọn được mặt để gửi vàng", Quyết lập văn phòng gia sư. Văn phòng gia sư của Quyết được xem là một trong những trung tâm gia sư đầu tiên tại Hà Nội với đội ngũ gia sư lên đến cả nghìn sinh viên. 
Từ văn phòng gia sư, Quyết mạnh dạn dấn thêm sang lĩnh vực kinh doanh điện thoại. Thời ấy, giá cước liên lạc của Việt Nam còn rất cao so với khu vực và trên thế giới nên điện thoại được cho là mặt hàng hot, lợi nhuận thu về cũng khá cao. Có lần tới nhà Quyết chơi, anh thành thật chỉ chiếc điện thoại thuộc dòng đồ cổ và bảo đây là kỷ vật của thời đi buôn điện thoại, nó luôn nhắc nhở anh về một thời gian khó và cũng là vật chứng đánh dấu mốc khởi nghiệp của một chàng trai "nghiện luật" nhưng "mê kinh doanh".
26 tuổi, Trịnh Văn Quyết tốt nghiệp cùng lúc 2 trường Đại học (ĐH Luật và Học viện Hành chính Quốc gia), nhiều cơ quan, văn phòng luật có tiếng "ngỏ ý" mời anh về làm việc nhưng Quyết không chọn con đường bằng phẳng, chấp nhận "làm thuê giá cao". Anh mở công ty Cổ phần Vietnam Trade Corp, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. 
Chỉ 1 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, Quyết đã nhận thấy tư vấn pháp luật về đầu tư và thương mại đang là một khoảng trống. Anh quyết định thành lập công ty chuyên về tư vấn và giám sát đầu tư, lấy tên là SMiC. Sau đó tách thành Văn phòng luật SMiC vào năm 2001 với giá trị cốt lõi được "định vị" ngay từ đầu "SMiC Law Firm". 
Quyết chia sẻ: SMiC hoạt động với 3 chữ T trụ cột: Tín, Tâm và Trí. Trong đó, “Tín” là sức mạnh đặc biệt quan trọng để khách hàng tìm đến và sử dụng dịch vụ, “Tâm” làm kim chỉ nam, là nền tảng trong mọi hoạt động tư vấn và quan hệ với khách hàng, Trí là sức mạnh chủ yếu, là tài sản vô giá khẳng định đẳng cấp và sự khác biệt của SMiC.
Văn phòng luật của chàng trai 26 tuổi lúc bấy giờ gần như ngay lập tức có được những đơn hàng lớn, những khách hàng lớn và rồi mỗi ngày một tiến xa hơn, cao hơn, vị thế quan trọng hơn trên thị trường tư vấn pháp lý vốn có "bộ lọc" nghiệt ngã, chỉ có chỗ cho những người tài.
Sau hơn 10 năm hoạt động, SMiC ngày nay là một thương hiệu lớn đang vươn tầm hoạt động ra khu vực và thế giới với nhiều danh hiệu, giải thưởng và bằng khen của Bộ Tư pháp, hai lần được vinh danh hãng luật tiêu biểu, là công ty Luật hiếm hoi được Thủ tướng tặng bằng khen cho những hoạt động suất sắc trên lĩnh vực tư vấn pháp luật. Cá nhân luật sư Trịnh Văn Quyết là 1 trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam được vinh danh là Luật sư tiêu biểu.
Không chỉ thành công trong việc kiến tạo SMIC trở thành một hãng luật có vị thế trong giới luật sư, Trịnh Văn Quyết còn thành công trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh và trở thành một doanh nhân trẻ thành đạt, 2 năm liền có tên trong danh sách "100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán". 
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC do anh làm chủ tịch hiện là một thương hiệu hàng đầu trên thị trường tài chính, bất động sản, sở hữu hàng loạt các dự án ngàn tỷ đình đám. Sự tăng trưởng thần kỳ của FLC được Forbes nhận xét" là câu chuyện hiếm trong giới đầu tư bất động sản" và cái tên Trịnh Văn Quyết cũng trở thành một hiện tượng, một minh chứng điển hình về sự khác biệt trong kinh doanh của thế hệ doanh nhân mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám ước mơ.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ trao tặng danh hiệu luật sư tiêu biểu và "Hãng luật tiêu biểu" cho luật sư Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ trao tặng danh hiệu luật sư tiêu biểu và "Hãng luật tiêu biểu" cho luật sư Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC  
Trên vai "người truyền lửa"
"Yêu nghề luật", dù đã "rẽ ngang" sang con đường kinh doanh nhưng luật sư Trịnh Văn Quyết vẫn luôn là một người tâm huyết với công tác xây dựng và tuyên truyền pháp luật. Anh đặc biệt khao khát nâng cao vị thế, vai trò luật sư Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mong ước Việt Nam có những luật sư "đủ tầm, đủ tài" để đi tranh tụng quốc tế - một mảng công việc cấp bách mà Thủ tướng Chính phủ giao cho giới luật sư phải làm tốt trong thời gian tới. 
Hồi mở chuyên mục "alo luật sư" trên báo (năm 2008), tôi đề nghị anh tư vấn miễn phí cho bạn đọc, giờ tư vấn của anh khi đó đã được tính bằng hàng trăm usd nhưng anh vẫn vui vẻ nhận lời và cộng tác nhiệt tình. Anh cũng là gương mặt luật sư thân quen, chuyên tư vấn trên VTV2. Ngay cả khi đã trở thành chủ tịch của một tập đoàn tư nhân hàng đầu, anh vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn, phân tích về pháp luật, phản biện, đóng góp những ý kiến xác đáng về các vấn đề nóng từ sửa đổi luật đất đai tới pháp luật về kinh doanh.
Công ty Luật SMiC mà anh làm Tổng giám đốc trong hơn 10 năm qua đã tham gia rất nhiều hoạt động có ý nghĩa, góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thiết thực; đưa luật sư, chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy, đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp trong chương trình xây dựng hình mẫu công ty luật tại Học viện Tư pháp để các học viên – những luật sư, cán bộ pháp lý tương lai đến tham quan và thực hành. Với những thành tích nổi bật trong công tác bổ trợ tư pháp, Công ty Luật SMiC nhiều năm liền được nhận bằng khen của UBND thành phố Hà Nội và Bộ Tư pháp.
“Trong quá trình hoạt động của mình, chúng tôi luôn coi trọng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư và chuyên gia tư vấn nhằm đáp ứng yêu cầu tư vấn ngày càng cao của khách hàng. Cũng trong quá trình hành nghề và phát triển Công ty, chúng tôi luôn ý thức và bằng chính các hành động cụ thể của mình tham gia một cách tích cực nhất vào sự nghiệp phát triển nghề luật sư ở Việt Nam”, luật sư Trịnh Văn Quyết chia sẻ.
Năm 2014, Công ty Luật SMiC của anh đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Học viện Tư pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề luật sư. Trước đó Tổ tư vấn thành lập Câu lạc bộ luật sư, chuyên gia pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế cũng được SMiC đăng cai khởi thảo cùng với sự khởi xướng của Bộ Tư pháp. Mới đây, SMic đã hợp tác với Tổ chức Cầu nối biên giới Đông Nam Á để hợp tác đào tạo luật sư tại Lagal Clinic và tư vấn pháp luật tình nguyện.
Nhớ thời sinh viên vừa đi học vừa làm thêm, "một đồng cũng quý, muốn ăn bánh mì cũng không có tiền mua" nên ngay từ khi mở văn phòng luật đến lúc trở thành một "đại gia" Trịnh Văn Quyết luôn quan tâm tới các hoạt động vì cộng đồng, nâng đỡ, hỗ trợ cho những sinh viên nghèo, học giỏi và có ý chí vượt khó. 
Anh tham gia đóng góp vào rất nhiều các dự án hỗ trợ cộng đồng như chương trình Cơm có thịt, chăm sóc trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, xây dựng đền tưởng niệm liệt sỹ, góp đá xây dựng Trường Sa...
Anh cũng là nhà tài trợ thường xuyên cho các tấm gương hiếu học tại các địa phương trong cả nước. Anh âm thầm trở về Đại học Luật Hà Nội đề nghị được cùng nhà trường trao học bổng cho các học sinh giỏi vượt khó. Đến năm 2013, anh quyết định thành lập Quỹ Học bổng SMIC, dành 250 triệu đồng để trao học bổng thường niên cho các sinh viên Luật có thành tích học tập xuất sắc. 
“Chúng tôi mong muốn xây dựng Học bổng SMiC trở thành một học bổng danh giá đối với sinh viên Đại học Luật Hà Nội, thực sự trở thành nguồn động lực, khích lệ tinh thần học tập, vượt khó của các em sinh viên”, Trịnh Văn Quyết chia sẻ. 
Gặp anh mới đây, nói chuyện về Quỹ học bổng SMiC anh tỏ ra rất hào hứng với ý nghĩa thiết thực của Quỹ và cho biết anh sẵn sàng nâng giá trị học bổng lên gấp đôi hoặc hơn thế nữa cũng như "mở rộng cửa" nhận các em sinh viên đã được nhận Học bổng về làm việc sau khi các em ra trường. 
Vị doanh nhân trẻ chia sẻ, anh đang tính tới việc tài trợ cho sinh viên khuyết tật, với mong ước giản đơn rằng quỹ học bổng sẽ là nguồn động viên, khích lệ tinh thần vượt khó, dám ước mơ và dám theo đuổi tới cùng ước mơ của mỗi người...
Với những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như hoạt động bổ trợ tư pháp, luật sư Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng danh giá như Sao đỏ 2014, luật sư tiêu biểu 2012, công ty Luật SMiC được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 2 lần được vinh danh Hãng luật tiêu biểu...

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.