Người ghi dấu ấn trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam

Người ghi dấu ấn trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam
(PLO) - Đối với bất kỳ quốc gia nào, pháp luật hình sự luôn là một hệ thống pháp luật quan trọng không thể thiếu, và ở Việt Nam cũng vậy. Nhắc đến Bộ luật Hình sự nước nhà không thể không nhắc đến Bộ luật Hình sự năm 1999 và người ghi dấu ấn  trong việc hoàn thiện Bộ luật này chính là ông Nguyễn Quốc Việt - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính, Bộ Tư pháp. Với ông, đây cũng là “đỉnh cao” trong sự nghiệp tham mưu xây dựng pháp luật của mình.
Gắn bó cả cuộc đời với công tác tư pháp
Ấn tượng ban đầu của tôi khi tiếp xúc với ông Việt là sự nghiêm nghị, cứng rắn, thậm chí hơi “khó gần”. Nhưng dần dần qua những câu chuyện dù chỉ ngắn ngủi, tôi nhận thấy ở ông niềm đam mê công việc, cách suy nghĩ vì người khác và khối kiến thức lớn mà những kẻ “đầu xanh” như tôi chắc lâu lắm mới lĩnh hội được. 
Ấy vậy, điều gây bất ngờ với tôi là ông không có duyên học luật ngay từ khi chân ướt chân ráo bước chân vào giảng đường đại học bên trời Tây. Chuyên ngành ban đầu của ông là cơ khí, sang nước ngoài được Nhà nước phân công học chế tạo động cơ máy bay tại Ki-ép (Ucraina). 
Học xong dự bị đại học, từ khoa chế tạo động cơ máy bay, ông được chuyển sang học luật hàng không và một lần nữa, Đại sứ quán Việt Nam lại liên hệ chuyển ông sang thành phố Va-rô-nhét (Nga) học luật, tiếp nối các bậc đàn anh như nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cố Chánh án TANDTC Trịnh Hồng Dương, nguyên Viện trưởng VKSNDTC Hà Mạnh Trí. 
Ông tâm sự, chuyển sang học luật gặp khá nhiều khó khăn, bỡ ngỡ bởi trang bị dự bị là khoa học tự nhiên, trong khi học luật thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chỉ riêng từ ngữ chuyên môn đã rất khác nhau. Song với nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng suy nghĩ  “Nhà nước phân công, giao việc gì thì phải cố gắng hoàn thành”, chàng sinh viên trẻ Nguyễn Quốc Việt đã vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ để kết thúc khóa học vào năm 1973, trở về cống hiến cho đất nước. 
Thời điểm ông Việt về nước, Ủy ban Pháp chế (tiền thân của Bộ Tư pháp ngày nay) khi đó mới thành lập chưa đầy 1 năm, đang thiếu nhân sự nên thấy ông Việt và ông Đào Trí Úc học đúng ngành thì nhận ngay. Tuy nhiên, theo ông Việt, lúc này chưa đặt ra tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa, bản thân các luật không có nhiều, chủ yếu là các thông tư, do vậy khối lượng công việc không đáng kể. 
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông trong những năm ấy là cùng một số thầy giáo cũng học ở Liên Xô, trong đó có GS.TS Lê Hồng Hạnh – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, viết giáo trình môn học. “Chắc không phải ai cũng biết chúng tôi đã viết giáo trình trong hoàn cảnh nào đâu. Đó là ở nhà xe tầng 1 của Ủy ban Pháp chế đấy” – ông Việt vui vẻ bật mí.
Bộ Tư pháp tái thành lập năm 1981, được giao nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ xây dựng pháp luật, quản lý các mảng hoạt động bổ trợ tư pháp, gồm 2 đơn vị chính là Vụ Pháp luật chung và Vụ Pháp luật Kinh tế, nhiều cán bộ vẫn tiếp tục gắn bó. 
Xã hội càng phát triển, ngành Tư pháp cũng ngày càng phát triển, mở rộng thêm mảng pháp luật quốc tế, hợp tác pháp luật, khoa học pháp lý… Trong không khí phát triển chung của ngành, Vụ Pháp luật chung cũng dần lớn mạnh và Vụ Pháp luật hình sự hành chính được tách ra “ở riêng”. 
Đến năm 1987, ông Việt được đề bạt làm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính và 3 năm sau được cử đi biệt phái Văn phòng Chính phủ tham gia công tác chống tham nhũng. Năm 1993, ông Việt quay lại Vụ Pháp luật hình sự hành chính, tiếp tục giữ cương vị Phó Vụ trưởng, đến năm 1999 chính thức được bổ nhiệm chức Vụ trưởng, nắm vai trò lãnh đạo Vụ này 2 khóa trước lúc nghỉ chế độ năm 2009. 
“Công việc ban đầu thường khó khăn, cán bộ thiếu, nhưng rồi phân công công việc ngày một rõ ràng hơn, anh em đồng nghiệp chung tay giúp đỡ rất nhiều nên cũng suôn sẻ cả. Cái khó nhất là cách thức quản lý, không có trường lớp nào dạy hết, đòi hỏi bản thân tôi phải tìm tòi, học hỏi người đi trước, dần dần thời gian qua đi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm xử lý điều hành công việc” – ông Việt chia sẻ.
“Đau đáu” với hoàn thiện pháp luật hình sự nước nhà
Có thể thấy, phần lớn sự nghiệp công tác của ông Việt gắn liền cùng Vụ Pháp luật hình sự hành chính và quãng thời gian ấy, ông cùng các cán bộ luôn tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác pháp luật với “đỉnh cao” là xây dựng, sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 - bộ luật nhiều năm qua đã góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội và hiện đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện cho phù hợp với tình hình mới.
Ông Việt nhận thức rõ là làm bất cứ luật gì thì mỗi người đều có quan điểm khác nhau, đấy là chưa tính đến nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc lúc ấy bảo vệ ý kiến trước Quốc hội về BLHS, ông Việt mạnh dạn đề xuất nhiều định hướng mới. Có đề xuất được thông qua, bên cạnh đó có những đề xuất chưa được Quốc hội chấp nhận như bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, “chẻ nhỏ” tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, lao động…, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, quy định tội phạm không chỉ nằm trong BLHS mà còn trong cả các luật chuyên ngành… 
Ông Việt đau đáu: “Những đề xuất trên chưa được Quốc hội chấp nhận có thể do việc nghiên cứu chưa thấu đáo, có thể chưa chín muồi, tôi mong rằng tới đây, chúng sẽ được bàn thảo nghiêm túc để BLHS của chúng ta thực sự mang tính hội nhập”.
Nói đến BLHS, dường như tôi đã đụng đến một phần tâm huyết của ông, nhất là khi ông bàn về tính nhân đạo trong chính sách hình sự. Ông nhớ lại, năm 1985 có 44 tội phạm áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình, đến năm 1999 giảm còn 29 tội tử hình, năm 2009 chỉ còn 22 tội tử hình và tới đây dự kiến bỏ thêm một số tội, phù hợp định hướng lớn là nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. 
Theo kinh nghiệm lâu năm của ông Việt, không phải cứ hình phạt nặng thì sẽ giảm tội phạm, đơn cử hàng năm ngành Tòa án tuyên khoảng trên dưới 100 án tử hình mà tội phạm ma túy vẫn không giảm, không khiếp sợ nên điều quan trọng là giáo dục hướng thiện, các hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh.
Xác định bản thân là “một con người phục vụ”, tham mưu cho nhiều thế hệ lãnh đạo Bộ từ thời đồng chí Phan Hiền, đồng chí Nguyễn Đình Lộc đến đồng chí Uông Chu Lưu và đồng chí Hà Hùng Cường, ông Việt luôn nghiêm khắc răn mình phải cố gắng tự hoàn thiện, tu dưỡng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của lãnh đạo Bộ trước khối lượng công việc ngày càng nhiều, đồng thời không ngừng truyền đạt suy nghĩ này với đồng nghiệp, với cán bộ trong đơn vị. 
Dưới sự lãnh đạo của ông, Vụ Pháp luật hình sự hành chính nhiều năm nhận được Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng nhưng các phần thưởng cá nhân ông đều động viên, nhường lại cho anh em bởi ông tâm niệm đã ở vị trí lãnh đạo mà lãnh đạo cứ nhận thì hết cơ hội phấn đấu cho anh em. Chỉ đúng trước khi nghỉ chế độ, ông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì như một phần thưởng xứng đáng của Đảng, Nhà nước ghi nhận những đóng góp thầm lặng của ông trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện pháp luật nước nhà.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.