Ngành Hải quan đóng vai trò mắt xích quan trọng trong hoạt động xuất khẩu nông sản

Ưu tiên luồng riêng cho vải thiều tại cửa khẩu Tân Thanh. (Ảnh H. Nụ)
Ưu tiên luồng riêng cho vải thiều tại cửa khẩu Tân Thanh. (Ảnh H. Nụ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD. Tính chung 6 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 2,75 tỷ USD, tăng hơn 63% so với cùng kỳ năm 2022.

Có được kết quả tích cực này là nhờ 6 giải pháp mà cơ quan Hải quan đã và đang triển khai thời gian qua nhằm tạo thuận lợi tối đa cho mặt hàng nông sản xuất khẩu được làm thủ tục thông quan nhanh nhất.

Hỗ trợ nông sản xuất khẩu một cách thuận lợi nhất

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai, dù chưa đạt được quy mô kim ngạch như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19 nhưng hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu (XK) các loại trái cây (thanh long, chuối, dưa hấu, mít, xoài) và sắn lát khô qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành đã có sự tăng trưởng khả quan, là “điểm sáng” trong những tháng đầu năm. Đáng chú, ý, ngoài các mặt hàng trái cây truyền thống, những tháng đầu năm 2023, tại Chi cục có thêm mặt hàng mới là quả sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch.

Cục Hải quan Lạng Sơn cũng yêu cầu 5 chi cục hải quan cửa khẩu tập trung toàn lực, áp dụng giải pháp hợp lý để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp (DN) thực hiện các thủ tục XK đối với mặt hàng nông sản, trái cây tươi. Đặc biệt, ưu tiên làm thủ tục trước cho các phương tiện vận tải mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam XK sang Trung Quốc.

Điển hình, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị đã chỉ đạo các khâu nghiệp vụ chỉ thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống tờ khai điện tử và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật là làm thủ tục cho phép thông quan. Thời gian thông quan một lô hàng qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thời điểm này chỉ khoảng hai phút.

Với việc triển khai linh hoạt các biện pháp trong thời điểm này, các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng của tỉnh Lạng Sơn đang triển khai với mục tiêu giúp công tác thông quan cho mặt hàng nông sản, trái cây tươi XK nhanh hơn, qua đó hỗ trợ các DN hoạt động XK nông sản qua địa bàn một cách thuận lợi nhất.

Ngành Hải quan đóng vai trò mắt xích quan trọng

Nói về vai trò của cơ quan Hải quan trong hoạt động XK nông sản tại Hội thảo “Xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức mới đây, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh, trong công tác quản lý hàng nông sản XK, cơ quan Hải quan đóng vai trò như một mắt xích quan trọng vừa kiểm soát hoạt động XK nông sản, vừa góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển.

Theo đó, Tổng cục Hải quan thường xuyên chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương nơi có hàng nông sản XK triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa XK là nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan XK hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho DN.

Cụ thể, tích cực đơn giản hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan nhanh chóng (kể cả ngoài giờ hành chính). Trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất, thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa hoặc không có nhu cầu XK thì hướng dẫn DN thực hiện khai sửa đổi, bổ sung hoặc hủy tờ khai hải quan (đối với các trường hợp đã đăng ký tờ khai), đăng ký tờ khai hải quan mới theo quy định để tiếp tục XK hoặc đưa trở lại nội địa để tiêu thụ…

Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan, lực lượng hải quan tạm dừng tổ chức kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với các DN không có dấu hiệu vi phạm để tạo điều kiện cho DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp tục xây dựng phương án bố trí cán bộ, công chức giải quyết thủ tục thông quan và giám sát hàng hóa XK ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ; ưu tiên, bố trí, sắp xếp các xe đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa trước được đi qua cửa khẩu sớm. Đáng chú ý, cơ quan Hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng tại cửa khẩu tiến hành hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc nhằm tăng cường năng lực thông quan, giải quyết nhanh tình trạng ùn tắc. Thường xuyên cập nhật tình hình, cung cấp thông tin, khuyến cáo kịp thời tới các DN XK hàng nông sản qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Giải pháp nữa được ngành Hải quan chú trọng đó là nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát hàng nông sản XK thông qua thủ tục hải quan bằng việc đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc kiểm tra theo phương pháp phân luồng quyết định kiểm tra. Mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử… Đồng thời, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và thông qua các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam và Sở Công Thương thông báo kịp thời cho DN chính sách NK nông sản của các nước và đề nghị các DN kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bốc xếp hàng hóa.

Cùng với đó, cơ quan Hải quan liên tục tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của DN bằng nhiều hình thức như tổ chức đối thoại, tư vấn hỗ trợ DN XK nắm rõ về những quy định của các nước về kiểm dịch, về tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm. Chú trọng trao đổi, chia sẻ thông tin và hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan nhằm bảo đảm thông tin mà hải quan tiếp nhận là chính xác và đầy đủ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, các nước đặt ra các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch cần thiết, thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe con người và quyền lợi người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.