Ngành du lịch Thái Lan hoang mang do biểu tình

Ngành du lịch Thái Lan hoang mang do biểu tình
(PLO) - Khi hàng ngàn người biểu tình tiếp tục diễu hành qua các đường phố của Bangkok hôm 5/1 và thủ lĩnh của họ đe dọa sẽ có những cuộc biểu tình lớn hơn, các thành viên trong ngành công nghiệp du lịch khổng lồ của Thái Lan càng trở nên lo lắng về khả năng chống chịu áp lực của ngành.
Sau 2 tháng biểu tình, thủ lĩnh của nhóm biểu tình Suthep Thaugsuban đã dẫn đầu một nhóm người đi qua những khu phố mua sắm nhộn nhịp để kêu gọi hỗ trợ và quyên góp tiền mặt cho một cuộc diễu hành lớn hơn được ông ta lên kế hoạch vào ngày 13/1 tới. 
Suthep và những người ủng hộ ông này cho biết muốn huy động hàng trăm nghìn người để chặn 20 nút giao thông ở xung quanh thành phố Bangkok trong vòng một tuần hoặc hơn, từ đó làm tê liệt hệ thống giao thông và gia tăng áp lực buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức, mở đường cho một Hội đồng nhân dân không qua bầu cử tiếp quản quyền lãnh đạo. 
Ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan, vốn chiếm hơn 7% nền kinh tế nước này, thường không mấy chú ý đến các sự kiện chính trị như vậy. Du lịch Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển bất chấp cuộc đảo chính lật đổ anh trai của bà Yingluck là ông Thaksin Shinawatra hồi năm 2006. Khi hơn 90 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa các lực lượng an ninh và những người biểu tình trên đường phố của thủ đô hồi năm 2012 thì lĩnh vực du lịch cũng chẳng mấy để ý. 
MasterCard hồi năm ngoái dự báo Bangkok sẽ trở thành thành phố được nhiều người viếng thăm nhất trên thế giới. Một trung tâm thương mại ở Bangkok đã trở thành một trong những địa điểm được chụp ảnh nhiều nhất trên trang web chia sẻ hình ảnh Instagram, đánh bại các địa điểm nổi tiếng như Tháp Eiffel Tower, Quảng trường Thời Đại hay Taj Mahal. 
Song, lần này quy mô của các cuộc biểu tình cho thấy mọi thứ có thể sẽ rất khác. Các du khách đang bắt đầu lánh xa Bangkok. Hãng hàng không Singapore Airlines ngày 5/1 cho biết sẽ hủy 19 chuyến bay tới Bangkok trong khoảng thời gian từ ngày 14/1 đến 25/2 với lý do nhu cầu di chuyển của hành khách giảm. Trong khi đó, ông Surapong Techaruvichit thuộc Hiệp hội Khách sạn Thái Lan dự đoán tổng công suất các Khách sạn tại Bangkok sẽ giảm còn từ 70 đến 75% trong quý I/2014, từ tỉ lệ bình thường vốn luôn hơn 80%.
Lượng du khách tại các sân bay quốc tế của Bangkok trong tuần đầu tiên của tháng 12 năm ngoái đã giảm 15% so với cùng giai đoạn của năm 2012 dù từ tháng 1 đến tháng 11/2013, lượng du khách đến nước này tăng đến hơn 20% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, nhiều nhóm doanh nghiệp ở địa phương cũng đang lo ngại về ảnh hưởng của các cuộc biểu tình tới các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là trong trường hợp biểu tình biến thành bạo lực hoặc nếu những người biểu tình quyết định chiếm các sân bay của Bangkok như họ đã làm trong vòng hơn một tuần hồi năm 2008. 
Bangkok là một trung tâm khu vực của nhiều công ty đa quốc gia. Một cuộc chiếm đóng kéo dài tại trung tâm thành phố có thể dẫn tới việc trì hoãn các lô hàng vật tư cơ bản và làm phức tạp quá trình cấp phép xuất khẩu và nhập khẩu. 
Ông Pornsil Patcharaintanakul – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan - đã khuyến nghị các thành viên của Hiệp hội Công nghiệp dự trữ các loại vật liệu thô và các loại hàng hóa khác trong nhà kho hay các cơ sở khác ở bên ngoài thành phố. Theo Trường Đại học của Phòng Thương mại Thái Lan, tổn thất của các cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào tuần tới với nền kinh tế nước này có thể lên đến 20 tỉ bath, tương đương 606 triệu USD. 
Ông Kriengkrai Thiannukul – Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan – nói rằng, tổn thất có thể còn tồi tệ hơn nhiều nếu các cuộc biểu tình biến thành bạo lực. Thị trường tài chính của nước này đã giảm mạnh trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với đồng tiền của Thái Lan dã giảm xuống còn 33bath/1 USD trong ngày 3/1. Đây là mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.