Phe đối lập Thái Lan tiếp tục biểu tình lớn

(PLO) - Hàng chục nghìn người Thái Lan biểu tình chống chính phủ ngày 22/12 tiếp tục cuộc tụ tập lớn nhằm lật đổ thủ tướng, làm tê liệt một phần trung tâm thành phố Bangkok một ngày sau khi đảng đối lập chính tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 2 tới. 
Sáng 22/12, vài nghìn người, chủ yếu là phụ nữ, cũng đã tập trung trước ngôi nhà ở ngoại ô của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, dù bà Yingluck đang có mặt ở phía Đông Bắc Thái Lan, vốn là trụ sở của đảng cầm quyền. 
Truyền hình Thái Lan phát đi hình ảnh cho thấy các lãnh đạo biểu tình đã cố kiềm chế những người biểu tình xô đẩy nhau ở cửa nhà bà Yingluck. Nhóm người biểu tình huýt sáo và vẫy cờ Thái, trong khi hô lớn yêu cầu bà Yingluck đi ra khỏi nhà. An ninh tại đây đã được thắt chặt với hàng chục cảnh sát không có vũ trang đứng phía sau cánh cửa. 
Người biểu tình Thái Lan. Ảnh: Internet
Người biểu tình Thái Lan. Ảnh: Internet
Trung tâm quản trị hòa bình và trật tự cho hay, đến chiều ngày 22/12 đã có ít nhất 50.000 người tuần hành trên các đường phố của Bangkok. Những người biểu tình đã ngăn chặn giao thông tại một số điểm ở thủ đô Thái Lan, trong đó có một ngã tư mang tính chất biểu tượng từng bị phe “Áo Đỏ” chiếm đóng trong các cuộc biểu tình ủng hộ ông Thaksin hồi năm 2010.
Lãnh đạo nhóm biểu tình Suthep Thaugsuban đã bác bỏ lời kêu gọi tổ chức cuộc biểu tình vào ngày 2/2 với lý do cuộc bầu cử sẽ chỉ dựng lên một chính phủ đồng minh khác của ông Thaksin. Thay vào đó, Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân tự phong của nhóm biểu tình kêu gọi lập một “hội đồng nhân dân” không qua bầu cử để giám sát các cải cách trước khi tiến hành các cuộc bầu cử mới trong vòng một năm tới 18 tháng. Phong trào biểu tình đã nhận được sự ủng hộ bởi tuyên bố từ Đảng Dân chủ đối lập chính ngày 21/12 về việc tuyên bố tẩy chay bầu cử. 
Đáp lại động thái này, Thủ tướng Yingluck tuyên bố các cuộc bỏ phiếu cần phải được tiến hành để đảm bảo nền dân chủ mong manh của Thái Lan. “Nếu chúng ta không giữ được hệ thống dân chủ thì chúng ta sẽ giữ cái gì? Nếu các vị không chấp nhận Chính phủ này, hãy chấp nhận hệ thống dân chủ” – bà Yingluck nói với các phóng viên ngày 22/12, đồng thời cho biết thêm rằng, những người biểu tình sẽ được bày tỏ ý kiến của họ tại các thùng phiếu. 
Ông Suthep – khi đó đang giữ chức Phó Thủ tướng của Đảng Dân chủ - hiện đang đối mặt với các cáo buộc giết người vì vụ đàn áp khiến một số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.