Thủ tướng Thái Lan tuyên bố giải tán Quốc hội, biểu tình vẫn tiếp diễn

Thủ tướng Thái Lan tuyên bố giải tán Quốc hội, biểu tình vẫn tiếp diễn
(PLO) - Ngày 9/12, hàng nghìn người biểu tình chống Chính phủ từ các ngả đường tiếp tục cuộc diễu hành của họ tới tòa nhà Chính phủ bất chấp việc Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã tuyên bố giải tán Quốc hội. 
Rạng sáng 9/12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán Nghị viện và tổ chức bầu cử sớm nhất có thể. “Chúng tôi không muốn bất kỳ ai mất mạng. Ở giai đoạn này, khi mà nhiều người phản đối Chính phủ đến từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là chuyển giao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức một cuộc bầu cử. Lúc đó, người Thái sẽ nắm quyền quyết định” – bà Yingluck tuyên bố trên truyền hình quốc gia. 
Quyết định của bà Yingluck được đưa ra một ngày sau khi Đảng Dân chủ đối lập tuyên bố toàn bộ người của họ tại Hạ viện sẽ từ chức vì không thể hợp tác với Đảng Puea Thai (Vì nước Thái) cầm quyền của Thủ tướng.
Sau thông báo về quyết định giải tán Hạ viện, ông Teerat Ratanasevi – Người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan - cho hay, các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới. Ông Teerat nói rằng, quyết định nói trên được đưa ra trong cuộc gặp nội các diễn ra ngày 9/12. Cùng ngày, đảng Puea Thai cầm quyền cho biết, Thủ tướng Yingluck Shinawatra cũng sẽ tham gia cuộc tổng tuyển cử sắp tới. 
“Bà ấy chắc chắn sẽ tranh cử vì bà ấy đã luôn đồng hành cùng với Đảng. Chúng tôi giải tán Nghị viện vì chúng tôi tự tin. Chúng tôi muốn Đảng Dân chủ tham gia vào các cuộc bầu cử chứ không phải chơi những trò chơi đường phố” – ông Jarupong Ruangsuwan, người đứng đầu Đảng Puea Thai tuyên bố với các phóng viên. 
Tuy nhiên, lãnh đạo của các cuộc biểu tình – mà hầu hết đều là các cựu nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ - nói rằng đã quá muộn. Theo thủ lĩnh nhóm biểu tình, việc giải tán Hạ viện giờ đây chẳng có nghĩa lý gì vì Chính phủ của bà Yingluck vẫn nắm giữ quyền lực với vai trò Chính phủ lâm thời. Phe biểu tình tái khẳng định rằng việc thiết lập một “hội đồng nhân dân” không qua bầu cử để thay thế Chính phủ là cần thiết để đảm bảo rằng chế độ Thaksin và các nhân viên của chế độ này sẽ không trở lại. 
Các nguồn tin cho biết, khoảng 100.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình diễn ra ngày 9/12. Người biểu tình từ 8 tuyến đường bắt đầu diễu hành từ 9h39 (giờ địa phương) và hướng tới khu tòa nhà Chính phủ. Nhóm biểu tình chính do ông Suthep Thausuban dẫn đầu. 
Trong khi đó, Satit Wongnongtaey và Tavorn Senieum – những người lãnh đạo nhóm biểu tình tại Đài tưởng niệm dân chủ yêu cầu Chính phủ từ chức sau việc giải tán Hạ viện. Ông Satit nói với những người biểu tình rằng việc giải tán Hạ viện là chiến thắng đầu tiên nhưng vẫn chưa đủ để đạt được dân chủ thực sự, và rằng các cuộc biểu tình sẽ vẫn tiếp tục. 
Ông Pavin Chachavalpongpun thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Trường Đại học Kyoto cho rằng, việc kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử sẽ không chấm dứt được thế bế tắc nếu Đảng Dân chủ tẩy chay bầu cử. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen
(PLVN) - Nhà Trắng thông báo Nga và Ukraine chấp thuận ngừng tập kích tàu thuyền trên Biển Đen, sau các cuộc đàm phán riêng biệt của Mỹ với phái đoàn hai nước ở Saudi Arabia hôm 23/3 và 24/3 vừa qua.

Cháy rừng tại Hàn Quốc, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi bị thiêu rụi

Cháy rừng tại Hàn Quốc thiêu rụi ngôi chùa 1.000 năm tuổi (Ảnh: Yonhap)
(PLVN) - Các đám cháy rừng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã thiêu rụi một ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi và buộc chính quyền phải ban hành lệnh sơ tán tại nhiều khu vực lân cận, bao gồm thành phố Andong và một ngôi làng lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Bảng xếp hạng toàn cầu đầu tiên về chính sách khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng nhờ chính sách của chính phủ. (Ảnh: EU-Startups)
(PLVN) - Trong bối cảnh thế giới ngày càng số hóa và kết nối, hệ sinh thái khởi nghiệp đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Bước ngoặt quan trọng gần đây, JF Gauthier, Giám đốc điều hành của Startup Genome và Christopher Haley đã công bố báo cáo APEXE, một khung đánh giá toàn cầu nhằm đo lường hiệu quả của các quốc gia trong việc chuyển đổi tiềm năng đổi mới thành hiệu suất hệ sinh thái khởi nghiệp.