Thủ tướng Thái Lan tuyên bố không từ chức trước bầu cử

Thủ tướng Thái Lan tuyên bố không từ chức trước bầu cử
(PLO) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 10/12 tuyên bố bà sẽ không từ chức trước các cuộc bầu cử quốc gia dự kiến diễn ra vào ngày 2/2/2014. 
Phát biểu của bà Yingluck được đưa ra một ngày sau khi bà tuyên bố về việc bầu cử và sau khi lãnh đạo phe đối lập chính kết thúc cuộc biểu tình của 150.000 người bằng cách khẳng định phong trào của ông đã nắm quyền chính trị rộng rãi. Nhà Vua Bhumibol Adulyadej đã ban hành một sắc lệnh, theo đó, lên kế hoạch bầu cử vào ngày 2/2 và cử bà Yingluck giữ chức Thủ tướng lâm thời cho đến lúc đó. 
Sau cuộc gặp nội các, bà Yingluck đã có cuộc nói chuyện với giới truyền thông. Bà Yingluck kêu gọi người biểu tình ngừng tay và “sử dụng hệ thống bầu cử để lựa chọn Chính phủ mới”. “Tôi đã lùi bước nhiều nhất có thể. Vì thế tôi yêu cầu được đối xử công bằng” – bà tuyên bố. Bà Yingluck khẳng định sẽ tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ lâm thời cho đến ngày 2/2. “Tôi phải thực thi trách nhiệm Thủ tướng đã hiến định của tôi” – bà nói. 
Thủ lĩnh nhóm biểu tình Suthep Thaugsuban ngày 9/12 nói rằng phong trào của ông ta đã nắm được một số chức năng của Chính phủ. “Điều này có nghĩa rằng từ bây giờ, người dân sẽ chỉ định Thủ tướng của nhân dân. Điều này có nghĩa rằng từ bây giờ chúng ta sẽ có Hội đồng nhân dân phụ trách việc làm luật thay vì Quốc hội vừa bị giải tán” – ông Suthep tuyên bố. 
Ông Suthep yêu cầu bà Yingluck từ chức để mở đường cho một thủ tướng nhân dân được chỉ định không theo các trình tự Hiến pháp thông thường. “Ủy ban cải cách dân chủ (PDRC) cho bà Yingluck 24 giờ để quyết định kể từ khi Tổng Thư ký PDRC Suthep Thaugsuban đưa ra tuyên bố lúc 22h30 ngày 9/12. Nếu bà ấy đồng ý, các cuộc biểu tình sẽ chấm dứt. Nếu không thì PDRC sẽ quyết định bước tiếp theo” – Người phát ngôn PDRC Akanat Promphan ngày 10/12 tiếp tục nhắc lại yêu cầu của phe biểu tình. 
Tuy nhiên, đến ngày 10/12, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy phong trào của ông Suthep nắm quyền của Chính phủ hay dấu hiệu của việc chính quyền của bà Yingluck tiếp tục nhượng bộ người biểu tình. Ngày 10/12, vốn là ngày nghỉ trên toàn quốc và có rất ít công chức đi làm, các đường phố của Bangkok khá yên lặng. Song một số người biểu tình chủ chốt vẫn còn ở bên ngoài tòa nhà Chính phủ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen
(PLVN) - Nhà Trắng thông báo Nga và Ukraine chấp thuận ngừng tập kích tàu thuyền trên Biển Đen, sau các cuộc đàm phán riêng biệt của Mỹ với phái đoàn hai nước ở Saudi Arabia hôm 23/3 và 24/3 vừa qua.

Cháy rừng tại Hàn Quốc, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi bị thiêu rụi

Cháy rừng tại Hàn Quốc thiêu rụi ngôi chùa 1.000 năm tuổi (Ảnh: Yonhap)
(PLVN) - Các đám cháy rừng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã thiêu rụi một ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi và buộc chính quyền phải ban hành lệnh sơ tán tại nhiều khu vực lân cận, bao gồm thành phố Andong và một ngôi làng lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Bảng xếp hạng toàn cầu đầu tiên về chính sách khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng nhờ chính sách của chính phủ. (Ảnh: EU-Startups)
(PLVN) - Trong bối cảnh thế giới ngày càng số hóa và kết nối, hệ sinh thái khởi nghiệp đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Bước ngoặt quan trọng gần đây, JF Gauthier, Giám đốc điều hành của Startup Genome và Christopher Haley đã công bố báo cáo APEXE, một khung đánh giá toàn cầu nhằm đo lường hiệu quả của các quốc gia trong việc chuyển đổi tiềm năng đổi mới thành hiệu suất hệ sinh thái khởi nghiệp.