Thái Lan khủng hoảng, đảng đối lập rút khỏi Quốc hội

Thái Lan khủng hoảng, đảng đối lập rút khỏi Quốc hội
(PLO) - Ðảng đối lập lớn nhất ở Thái Lan ngày 8/12 tuyên bố từ chức, ra khỏi Quốc hội để phản đối điều mà họ gọi là sự “không chính thống” của cơ chế hiện nay và không thể nào làm việc chung.

Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước ngày mà thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố là “trận quyết chiến” cuối cùng nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Ông Chavanond Intarakomalyasut - phát ngôn viên đảng Dân chủ - nói rằng đảng của ông không thể ở trong Quốc hội vì cơ chế này “không còn được người dân chấp nhận.”

Ðảng Dân Chủ là thành phần thiểu số trong Quốc hội Thái Lan và có liên hệ chặt chẽ với phía biểu tình.

Từ năm 1992 đến nay, đảng Dân chủ chưa hề thắng được trong cuộc bầu cử nào và một số thành viên lãnh đạo của đảng nay có vẻ đã từ bỏ việc nắm quyền qua phương thức bầu cử vì không thể thắng.

Lãnh tụ biểu tình, cựu Phó Thủ Tướng Suthep Thaugsuban - người vừa rút ra khỏi đảng Dân chủ thời gian gần đây để lãnh đạo biểu tình - nói rằng sẽ duy trì tình trạng bất bạo động.

Tuy nhiên, nhiều trường ở Bangkok cho hay sẽ đóng cửa trong hôm nay (9/12) vì các lo ngại sẽ diễn ra bạo động trong cuộc xuống đường tuần hành trong ngày.

Lãnh đạo đảng Dân chủ - cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva - nói rằng việc đảng của ông rút khỏi Quốc hội Thái Lan có hiệu lực tức thời.

Ông Abhisit cũng cho hay sẽ tham dự biểu tình tuần hành.

Trong một bài diễn văn ngày 8/12, Thủ tướng Yingluck một lần nữa nói rằng bà sẵn sàng từ chức và giải tán Quốc hội nếu có thể làm giảm cuộc khủng hoảng.

Bà Yingluck đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý và hứa sẽ từ chức nếu người dân muốn như vậy.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.