Mỹ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cảnh sát sử dụng vũ lực

(PLO) - Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vào đầu năm tới sẽ khởi động một dự án thí điểm thu thập thống kê về việc sử dụng vũ lực trên toàn quốc và hướng tới thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến quốc gia đầu tiên về các tương tác cả chết người cả không chết người giữa người dân và lực lượng hành pháp.

FBI đang thu thập ý kiến từ các lực lượng thực thi pháp luật cấp địa phương, cấp bang và cấp liên bang cũng như các tổ chức quyền dân sự để phát triển chương trình thu thập dữ liệu mới có tên thu thập dữ liệu sử dụng vũ lực quốc gia. Chương trình này dự kiến sẽ có sự tham gia của FBI, Cục Quản lý rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ, Cục Thực thi pháp luật về ma túy và Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ.

Sau khi xem xét các đề xuất, FBI sẽ đưa ra đề xuất cuối cùng trước khi thực thi chương trình thí điểm vào đầu năm tới. Bộ Tư pháp Mỹ kỳ vọng sẽ chính thức mở chương trình này với các cơ quan thực thi pháp luật trên cả nước sau 6 tháng thí điểm. Chương trình này dự kiến cũng sẽ áp đặt chế tài phạt hành chính đối với các cơ quan không báo cáo về những vụ dân thường tử vong trong quá trình tương tác với nhà chức trách hay trong quá trình tạm giam. Tuy nhiên, theo dự thảo hiện nay, việc báo cáo đối với các vụ bạo lực không chết người sẽ chỉ được quy định mang tính tự nguyện.

AP dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta E. Lynch cho rằng một hệ thống dữ liệu chính xác và toàn diện về việc sử dụng vũ lực của lực lượng hành pháp là cần thiết để có thể thảo luận một cách hiệu quả và kịp thời về mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân. “Sáng kiến của chúng tôi nằm trong những nỗ lực quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và xây dựng lòng tin giữa lực lượng hành pháp và cộng đồng mà chúng tôi phục vụ” – bà Loretta E. Lynch khẳng định.

Nỗ lực để tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia toàn diện về việc sử dụng vũ lực của lực lượng hành pháp Mỹ được tiến hành sau một số vụ cảnh sát bắn chết người Mỹ gốc Phi gây chấn động dư luận xảy ra trong 2 năm qua. Điển hình của những vụ việc này có thể kể đến vụ thanh niên 18 tuổi Michael Brown, bị một cảnh sát da trắng bắn chết ở thành phố Ferguson, bang Missouri hồi năm 2014 hay vụ cậu bé 12 tuổi Tamir Rice cũng bị một cảnh sát da trắng bắn chết ở Cleveland cùng năm.

Ngoài ra, những tranh cãi cũng đã bùng lên sau hàng loạt vụ chết người dù không liên quan đến súng ống. Trong năm ngoái, tại Mỹ cũng đã bùng lên những cuộc biểu tình sau khi một phụ nữ da đen tên Sandra Bland tử vong trong nhà tù ở một hạt thuộc bang Texas. Trước đó một năm, ông Eric Garner, cũng là một người đàn ông da đen, cũng đã thiệt mạng khi bị cảnh sát New York khống chế. Đặc biệt, việc thiếu niên Freddie Gray tử vong trong khi bị cảnh sát tạm giam hồi năm ngoái đã thổi bùng lên các cuộc biểu tình và bạo loạn quy mô lớn ở Baltimore.

Trước các vụ việc như vậy, Giám đốc FBI James B. Comey cho rằng việc thiếu một hệ thống dữ liệu quốc gia về việc sử dụng bạo lực của cảnh sát là việc “vô lý” và không thể chấp nhận được. “Việc biết được tại sao một khu vực nào đó có số vụ cảnh sát sử dụng bạo lực nhiều hơn so với các khu vực hay sở cảnh sát khác là điều rất quan trọng” - ông Chuck Wexler, giám đốc điều hành Diễn đàn nghiên cứu điều hành cảnh sát, nhận định.

Năm 2015, tờ The Washington Post cũng đã tạo cơ sở dữ liệu về 991 vụ cảnh sát bắn chết người và công bố hàng loạt các bài báo miêu tả những xu hướng sử dụng bạo lực của cảnh sát trong các bài viết này. Số liệu thống kê của tờ báo trên cũng cho thấy, kể từ đầu năm đến nay tại Mỹ cũng đã có ít nhất 754 người bị cảnh sát bắn chết. 

Hồi năm 2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật báo cáo về các trường hợp tử vong trong quá trình tạm giam, theo đó yêu cầu các bang và các cơ quan thực thi pháp luật liên bang báo cáo về dữ liệu về số người tử vong trong quá trình tương tác với lực lượng thực thi pháp luật tới Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ không đưa ra yêu cầu tương tự đối với việc sử dụng vũ lực không chết người của lực lượng hành pháp. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.