Bệnh sởi bị xóa sổ khỏi châu Mỹ

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng, chống dịch sởi
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng, chống dịch sởi
(PLO) - Theo công bố được đưa ra tại hội nghị lần thứ 55 của Hội đồng chỉ đạo của Tổ chức y tế Liên Mỹ/Tổ chức y tế thế giới (PAHO/WHO) trong tuần vừa qua, châu Mỹ đã trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới xóa được bệnh dịch sởi. 

Sau hơn hai thập kỷ nỗ lực và cố gắng, lần đầu tiên trên đất châu Mỹ, bệnh sởi- căn bệnh quái ác đã hoàn toàn bị loại bỏ, điều này có nghĩa là toàn bộ các nước thuộc khu vực châu Mỹ, từ Alaska đến Tierra del Fuego, từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, bao gồm cả nước Mỹ nữa... tất cả đều được thoát khỏi cái thứ đáng sợ mang tên “bệnh dịch sởi”. 

Trước đó, năm 1980, tổ chức Y tế thế giới WHO xác nhận rằng một trong những căn bệnh đáng sợ nhất lịch sử - bệnh đậu mùa (smallpox) đã chính thức bị xoá sổ. Đó cũng chính là lần đầu tiên con người có thể loại bỏ hoàn toàn một căn bệnh trên phạm vi toàn cầu.

Thành công vang dội

Theo hãng tin CNN, thông báo này chính thức tuyên bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tuần qua và được xem như một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực chống lại các dịch bệnh của nhân loại.

Giám đốc của PAHO, một chi nhánh của WHO ở châu Mỹ, Carissa Etienne cho biết, “Đây là một ngày lịch sử đối với khu vực châu Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Kết quả này là bằng chứng rõ ràng nhất về sự thành công vang dội có thể đạt được nếu như các nước trên thế giới cùng nhau hợp tác trong sự đoàn kết và hướng tới mục tiêu chung là loại trừ dịch sởi. Thành công này có thể nói là thành tựu đáng được công nhận sau hơn 2 thập kỷ cố gắng nỗ lực hết mình, đồng thời đấu tranh bền bỉ của toàn thể người dân châu Mỹ”. 

Bà Etienne cũng nói thêm, “Cột mốc lịch sử này sẽ không bao giờ có được nếu không có sự cam kết mạnh mẽ của các nước thành viên trong khu vực về việc đảm bảo tuyệt đối rằng tất cả trẻ em ở các quốc gia châu Mỹ đều được tiêm chủng vắc xin phòng, chống sởi. Căn bệnh quái ác này cũng sẽ không bị xóa sổ, nếu như không có những tấm lòng hảo tâm, tình nguyện làm việc chăm chỉ mà không quản ngại khó khăn, gian khổ của các nhân viên y tế nói riêng và của tất cả mọi người nói chung để tất cả bệnh nhân có thể được chăm một cách tốt nhất. Và cuối cùng, nhờ sự lãnh đạo kiên quyết, mạnh mẽ, đồng thời phối hợp để cung cấp thuốc của ban lãnh đạo PAHO/WTO đã làm nên chiến thắng lịch sử ngày hôm nay.” 

Trước tin mừng trên, Tổng giám đốc WHO Margaret Chan bày tỏ những vui mừng và nói rằng, “thành công của châu Mỹ đã chỉ cho chúng ta thấy, các chiến dịch tiêm chủng, sự đoàn kết mạnh mẽ của các quốc gia có thể ngăn chặn bệnh sởi. Có thể nói, châu Mỹ đã truyền cảm hứng cho các khu vực khác trên thế giới có thêm sức mạnh và sự tự tin để có thể tiếp tục chiến đầu chống lại bệnh dịch sởi”. 

Quá trình đẩy lùi bệnh sởi

Trong những năm 1990, số trường hợp mắc bệnh sởi đã có phần suy giảm, tuy nhiên đáng chú ý nhất là vào năm 1994 khi châu Mỹ quyết tâm tìm ra những biện pháp để xóa sổ căn bệnh này. Năm đó, các quốc gia châu Mỹ đã lập ra mục tiêu rằng cho đến năm 2000, phải loại bỏ triệt để bệnh sởi và PAHO phải có những chiến lược để giám sát và tiêm chủng cho người dân, đặc biệt là trẻ em.

Chiến lược của PAHO gồm 3 sáng kiến chính sau đây: 1) tiêm phòng sởi cho tất cả trẻ em ở độ tuổi từ 1-14 ở tất cả các quốc gia trong khu vực; 2) tăng cường tiêm chủng thường xuyên để đạt tối thiểu 95% số trẻ em mỗi năm đã được tiêm chủng; 3) Cứ 4 năm một lần phải theo dõi và tổng kết, để đạt tối thiểu 95% trẻ em ở độ tuổi từ 1-4 được tiêm chủng liều vắc xin phòng chống sởi. 

Sau những chiến lược đó, dịch sởi dần dần được đẩy lùi, lần cuối cùng dịch bùng phát là vào năm 2002 tại Venezuela. Mỹ cũng đã cố gắng loại bỏ sự lây truyền cục bộ của bệnh dịch năm 2000 và vào năm 2002 phần còn lại của Bắc Mỹ, Nam và Trung Mỹ dường như không còn trường hợp nào mắc bệnh xuất hiện tại địa phương. Tuy nhiên, một đợt bùng phát dịch lại tiếp tục diễn ra năm 2013 và kéo dài suốt cho tới năm 2015, đã trì hoãn mọi thứ xa hơn nữa. Sau trường hợp mắc bệnh cuối cùng được báo cáo ở Brazil năm 2015, Ủy ban chuyên gia quốc tế về xóa bỏ bệnh sởi và rubella đã đánh giá lại các tiêu chí từ đó đến tháng 8/2016 và khẳng định các tiêu chí xóa bỏ bệnh dịch đã được thỏa mãn.

Nhưng xóa bỏ không có nghĩa tiệt trừ hoàn toàn vì các trường hợp mắc bệnh vẫn bị đưa vào châu Mỹ thông qua du khách nước ngoài. Cụ thể thì đã có 54 ca nhiễm mới tại Mỹ trong năm nay nhưng tất cả đều có nguồn gốc từ nước ngoài và mang tới Mỹ. Cách duy nhất là phải duy trì tỷ lệ chủng ngừa thì mới có thể giúp kiềm chế các đợt bùng phát tiếp tục nổ ra.

Những đối tác chính đã tham gia và nỗ lực hết mình để loại trừ bệnh dịch sởi bao gồm Bộ y tế của các nước thành viên PAHO, Trung tâm phòng chống bệnh dịch Hoa Kỳ, Cục Y tế và Dịch vụ Hoa Kỳ, Bộ Y tế Tây Ban Nha, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Cơ quan hợp tác và phát triển Tây Ban Nha, Viện nghiên cứu vắc xin Sabin, Công ty sản xuất vaccine lớn nhất châu Á Serum Institute of India, Tổ chức từ thiện y tế March Dimes, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê su Ky-tô và cuối cùng là liên minh các đối tác toàn cầu bao gồm Liên đoàn Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Quỹ Liên Hiệp Quốc, UNICEF, và WHO.

Kẻ thù của trẻ em trên toàn thế giới 

Sởi là căn bệnh mà hầu như ai cũng bị mắc một lần trong đời và là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Sởi không phải là căn bệnh nguy hiểm chết người, nhưng lại là căn bệnh lây nhiễm nhanh và nhiều nhất, virus sởi có thể lây truyền sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, miệng hay cổ họng của người nhiễm sởi. Các triệu chứng của nó bao gồm: sốt cao, mụn đỏ phát ban khắp cơ thể, nghẹt mũi và mắt đỏ...

Nếu không được chăm sóc và kiêng cữ cẩn thận, virus này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mù mắt, viêm não, tiêu chảy, mất nước, nhiễm trùng tai và viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm não. Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nhất là nhóm dân số ở các nước đang phát triển, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị suy dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch yếu do các bệnh như HIV/AIDS. 

Căn bệnh này được coi là mối nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ em trên toàn thế giới, nó giết chết khoảng 314 người mỗi ngày. Vào năm 2014, có tới gần 115.000 người mất đi cuộc sống- có nghĩa là cứ 1 giờ lại có tới 13 ca tử vong vì sởi. 

Trước khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào năm 1980, sởi đã gây ra 101.800 ca tử vong ở châu Mỹ trong những năm 1971 đến năm 1979. Trên thế giới, trước năm 1980, bệnh sởi khiến gần 2,6 triệu người chết mỗi năm. Theo một báo cáo về kết quả người nhiễm bệnh trên toàn cầu, chỉ có 244.704 trường hợp mắc bệnh sởi là được báo cáo trong năm 2015, và hơn một nửa trong số họ sống ở châu Phi và châu Á.

Tại Mỹ thì vào năm 2000 dịch bệnh này đã được tuyên bố là đã loại trừ hoàn toàn. Dù vậy, một thực tế rằng bên cạnh châu Mỹ thì vẫn còn nhiều khu vực khác trên thế giới vẫn đang tìm cách chống chọi với căn bệnh này. Tính tới hiện tại, con người mới chỉ tiêu diệt được hoàn toàn 1 loại bệnh khỏi hành tinh. Đó chính là bệnh đậu mùa nhờ vào loại vaccine phát triển thành công bởi Jonas Salk vào năm 1796. Ca nhiễm bệnh đậu mùa cuối cùng được báo cáo là vào năm 1977 và tới năm 1980, nó đã được tuyên bố là loại bỏ hoàn toàn.

Không được chủ quan

Xóa sổ chúng không có nghĩa là châu Mỹ lúc này có thể thả lỏng chiến dịch tiêm chủng phòng chống bệnh dịch. Bệnh sởi đã được loại bỏ thông qua “miễn dịch cộng đồng” và kết quả là khoảng 90 -95% dân số được chủng ngừa chống lại bệnh sởi. Điều này góp phần bảo vệ tỷ lệ nhỏ phần trăm những người không được chủng ngừa bao gồm trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch và những người vắc-xin không có tác dụng với họ. Một khi tỷ lệ tiêm chủng bị giảm xuống, bệnh có thể bùng phát trở lại bất cứ khi nào. Điển hình là một trường hợp đã từng xảy ra tại California năm 2014.

“Bên ngoài Châu Mỹ, bệnh sởi vẫn rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh rằng công việc của chúng ta trên mặt trận này vẫn chưa hoàn thành. Chúng ta chưa thể tự thỏa mãn với thành tích này mà chúng ta phải bảo vệ nó một cách thận trọng. Sởi vẫn lưu hành rộng rãi ở các nơi khác trên thế giới và do vậy chúng ta phải sẵn sàng ứng phó với các trường hợp được đưa vào. Điều quan trọng là chúng ta sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao và tối quan trọng là bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc sởi nào cần được báo có lập tức với chính quyền để xử lý nhanh chóng sau đó”, Etienne nói.

Bằng cách tiếp tục chiến dịch tiêm chủng, tiếp tục tuyên truyền và giáo dục cộng đồng, hi vọng một ngày nào đó, chúng ta có thể vui mừng thông báo rằng bệnh sởi đã bị xóa sổ trên toàn thế giới. Đó hẳn sẽ là một niềm vui trọn vẹn hơn. 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.