Mỹ từ chối quay lại Hiệp ước Bầu trời Mở

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với Chính phủ Nga rằng chính quyền của Tổng thống Biden không có ý định tái gia nhập Hiệp ước Bầu trời Mở - một trong những chủ đề dự kiến tại Hội nghị thượng đỉnh ở Geneva vào tháng 6 tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman hôm 27/5 thông báo cho người đồng cấp Nga Sergei Ryabkov về quyết định không tham gia lại Hiệp ước Bầu trời Mở, dù Tổng thống Joe Biden từng chỉ trích hành động rút khỏi thỏa thuận này của người tiền nhiệm Donald Trump là "thiển cận".

Quyết định hôm 27/5 có nghĩa chỉ còn một hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn giữa hai cường quốc hạt nhân được duy trì - hiệp ước New START. Cựu Tổng thống Trump đã không làm gì để gia hạn New START vốn hết hạn vào đầu năm nay, nhưng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden đã nhanh chóng gia hạn nó thêm 5 năm và mở một cuộc xem xét về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở của ông Trump.

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép gần 30 quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay giám sát được báo trước qua lãnh thổ của nhau để theo dõi các hoạt động quân sự tiềm tàng.

Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước này vào tháng 11 năm ngoái với cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên, khi lên nắm quyền, Tổng thống Biden đã ra lệnh xem xét lại quyết định trên, đề phòng khả năng Washington có thể lại tham gia. Chủ đề này dự kiến sẽ được đưa ra tại cuộc gặp diễn ra vào ngày 16/6 giữa Tổng thống Biden và Putin tại Geneva, Thuỵ Sĩ.

Thượng viện Nga dự kiến sẽ thông qua dự luật rút Nga khỏi hiệp ước này vào ngày 2/6 và một khi Tổng thống Putin ký dự luật, quyết định này sẽ có hiệu lực sau 6 tháng.

Tuy nhiên, thông báo hôm 27/5 của chính quyền Mỹ dường như đánh dấu sự kết thúc của Hiệp ước Bầu trời Mở - vốn được sự ủng hộ rộng rãi của các đồng minh Hoa Kỳ ở châu Âu và các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội như một biện pháp xây dựng lòng tin giữa các đối thủ trước đây trong Chiến tranh Lạnh.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.