Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mỹ ngày 22/11 đã chính thức rút khỏi hiệp ước quốc phòng Bầu trời Mở đã tồn tại được vài thập kỷ nay.

Theo CNN, thông tin Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước quốc phòng Bầu trời Mở được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố.

Động thái của Mỹ diễn ra 6 tháng sau khi Tổng thống nước này Donald Trump hồi tháng 5 vừa qua đã thông báo về quyết định rút khỏi Hiệp ước.

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết năm 1992 cho phép 34 quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay ngắn đã được thông báo trước, trinh sát, không vũ trang, qua các quốc gia khác để thu thập dữ liệu về các lực lượng và hoạt động quân sự của họ.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump đã viện dẫn những hạn chế của Nga đối với các chuyến bay theo Hiệp ước trên là lý do khiến họ tìm cách thoát khỏi hiệp ước.

Cụ thể, Mỹ cáo buộc Nga áp đặt giới hạn đối với các chuyến bay gần khu vực Kaliningrad, khu vực giữa Ba Lan và Litva - nơi quân đội Nga duy trì sự hiện diện mạnh mẽ.

Mỹ cũng cáo buộc Nga không chấp thuận các chuyến bay trong phạm vi 6,2 dặm biên giới Georgia-Nga và từ chối một chuyến bay đã được phê duyệt trước đây qua một cuộc tập trận quân sự lớn của Nga.

Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng quân đội Mỹ dự định chia sẻ một số dữ liệu tình báo và do thám từ các tài sản như vệ tinh với các đồng minh châu Âu để giúp bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào về thông tin quan trọng do việc ngừng các chuyến bay theo Hiệp ước bầu trời Mở.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.