Muốn vào đại học phải đạt tối thiểu 15 điểm

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet
Chiều 28/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng tối thiểu thí sinh phải đạt được để xét tuyển vào đại học ở tất cả tổ hợp là 15 điểm. Ngưỡng xét tuyển vào cao đẳng là 12 điểm. 
Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào gồm đại diện các trường đại học, cao đẳng công lập, ngoài công lập ở các vùng miền, đại diện Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã thống nhất đưa ra ngưỡng xét tuyển - mức điểm thấp nhất thí sinh cần đạt được để đủ điểu kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Năm 2015, ngưỡng xét tuyển là 15. Đây là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên. Mức này được xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đặc điểm vùng miền, đảm bảo hệ số dôi dư để các trường có thể tuyển đủ thí sinh. So với điểm sàn vào đại học, cao đẳng năm ngoái, ngưỡng xét tuyển năm nay cao hơn 1-2 điểm.
Phát biểu sau buổi họp thống nhất ngưỡng xét tuyển, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, mọi năm có 5 tổ hợp truyền thống thì có 5 ngưỡng. Năm nay có khoảng 15 tổ hợp cũng chỉ có một ngưỡng nhằm tạo điều kiện cho thí sinh dễ nhớ, dễ xác định.
"Phổ điểm phân bố đẹp nên không có gì khó khăn trong việc xác định ngưỡng xét tuyển đầu vào. Các trường đại học phải công bố ngưỡng nhận hồ sơ trước ngày bắt đầu nhận hồ sơ là 1/8", ông Ga nói và nhấn mạnh các trường không nên sợ thiếu nguồn tuyển mà hạ thấp ngưỡng, gây khó khăn cho thí sinh nộp hồ sơ, nhiều em nộp vào lại phải rút ra.
Thứ trưởng phân tích, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2015-2016 khoảng 400.000, trong đó 350.000 dành cho các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển và khoảng 50.000 dành cho trường có phương án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập ở THPT. Trong khi đó, với mức điểm 15, có 531.180 thí sinh có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15 điểm, gấp 1,52 lần chỉ tiêu.
Sau khi có ngưỡng xét tuyển, các trường đại học, cao đẳng sẽ nhận hồ sơ của thí sinh. Căn cứ vào chỉ tiêu, lượng thí sinh đăng ký và ngưỡng xét tuyển, các trường sẽ ra được điểm chuẩn. Hiện có gần 200 đại học, cao đẳng có đề án tự chủ tuyển sinh, xét tuyển một phần chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và phần còn lại xét tuyển bằng kết quả học tập phổ thông.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục, số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng thi đủ ba môn khối A truyền thống là 320.000, số dự thi đủ ba môn khối B là 187.000, khối C có 111.000 và số thi đủ ba môn khối D là 543.000. Khối A có 110.000 em đạt từ 20 điểm trở lên, 243.000 em đạt từ 15 điểm trở lên. Khối B có 45.000 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên, 121.000 em đạt từ 15 điểm trở lên.
Các khối thi truyền thống như A, B, C và các tổ hợp môn thi có ít nhất từ hai môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) trở lên thì mức điểm trung bình thí sinh đạt được nằm trong khoảng 16-18. Các tổ hợp gồm môn Toán kết hợp với các môn xã hội hoặc môn Ngoại ngữ thì điểm thi trung bình ở mức 13-15.
Năm 2014, ngưỡng điểm tối thiểu để các trường tuyển thí sinh vào học là: Khối A, A1, C, D 13 điểm, khối B 14 điểm. Điểm sàn của bậc cao đẳng thấp hơn điểm sàn bậc đại học 3 điểm, tương ứng theo từng khối. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.