Một số chính mới nổi bật có hiệu lực đầu tháng 4/2022

Quy định về mức chi hỗ trợ phát triển du lịch là một trong những chính sách nổi bật có hiệu lực đầu tháng 4/2022.
Quy định về mức chi hỗ trợ phát triển du lịch là một trong những chính sách nổi bật có hiệu lực đầu tháng 4/2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quy định định mức chi xúc tiến, quảng bá du lịch từ NSNN; nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại; công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là một số chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 04/2022 (từ ngày 01 - 10/4/2022).

Quy định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch

Thông tư 12/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung và mức chi từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch có hiệu lực từ ngày 09/4/2022.

Theo đó, ngoài việc hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về du lịch trong việc nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức về du lịch trong việc triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng; Nhà nước còn hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo;

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng; trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

4 nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại

Nghị định 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại (NLĐN) có hiệu lực từ ngày 10/4/2022.

Theo đó, Nghị định quy định nghi lễ đối ngoại, bao gồm: Đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh; đón, tiếp bộ trưởng, trưởng các cơ quan của Nghị viện hoặc cấp tương đương và một số đoàn khách quốc tế khác; tiễn, đón lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao; nghi lễ dành cho trưởng cơ quan đại diện nước ngoài, bao gồm trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng cơ quan đại diện lãnh sự, và trưởng cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, cơ quan chủ trì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đón, tiếp các đối tượng khách khác.

Có 4 nguyên tắc thực hiện NLĐN được quy định như sau: Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện NLĐN phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế; việc tổ chức NLĐN phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam; cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp NLĐN trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách; Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Thẩm quyền giám sát dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/4/2022.

Theo đó thẩm quyền giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài được quy định như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài; kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương; trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.