Từ 20/5, sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản sẽ bị phạt nặng

Ảnh minh họa: Thời báo Tài chính Việt Nam
Ảnh minh họa: Thời báo Tài chính Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi sử dụng hóa chất cấm, chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt tới 70 triệu đồng.

Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6m;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 15m;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên.

Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6m;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 15m;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên.

Đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản, Nghị định quy định định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6m;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m;

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên.

Đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Các mức phạt trên áp dụng từ ngày 20/5/2024.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.