Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định giúp nâng cao ý thức người lái xe

Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra mới đây, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH cho biết, qua thảo luận, nhiều đại biểu QH đề nghị bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) để nâng cao ý thức người lái xe. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, quy định điểm, trừ điểm GPLX là một biện pháp quản lý nhà nước văn minh, hiện đại, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số của nước ta. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với Cơ quan soạn thảo xây dựng dự thảo Điều 57 về điểm của GPLX. Theo Ủy ban Quốc phòng và An ninh, quy định này sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe.

Góp ý tại Hội nghị, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ ủng hộ quy định trừ điểm, điểm trừ GPLX. Theo Đại biểu, việc trừ điểm GPLX thay vì thu hồi GPLX khi xử phạt như hiện nay là rất an toàn và phù hợp. “Thay vì tạm giữ bằng lái, chúng ta áp dụng trừ điểm là rất nhân văn. Những tài xế lái xe mà bị tạm giữ bằng lái 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm sẽ khiến bản thân họ không có công ăn việc làm, gia đình cũng gặp khó khăn. Có trường hợp người ta vi phạm, có lỗi cố ý, nhưng cũng có những lỗi vô tình, vi phạm vì một lý do nào đó nên tôi nghĩ rằng trừ điểm bằng lái xe là rất phù hợp”, Đại biểu nói.

Tuy nhiên, Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng dự thảo Luật và báo cáo giải trình chưa làm rõ hành vi vi phạm như thế nào thì mới bị trừ điểm, hay mỗi hành vi vi phạm đều phải trừ điểm trong tổng số 12 điểm? Việc trừ điểm đối với hành vi sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ra sao? Mỗi lần vi phạm thì trừ bao nhiêu điểm?… Do đó, Đại biểu đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể những vấn đề này, tránh khả năng lạm dụng trong việc trừ điểm bằng lái xe.

Nhanh chóng đồng bộ cơ sở dữ liệu định danh

Đồng quan điểm, Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho hay, dư luận qua các kênh truyền thông rất ủng hộ việc Luật dự kiến sẽ quy định nội dung trừ điểm bằng lái xe đối với các hành vi của người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về cách thức tiến hành trừ điểm; lộ trình trừ điểm; sự khác biệt trong việc trừ điểm với những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông bình thường và những hành vi có những tính chất vi phạm nghiêm trọng… “Để luật có hiệu lực thi hành và đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần xem xét, quy định cụ thể, rõ ràng, tường minh hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng trong thực thi công vụ khi thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến nội dung này, cũng như tránh việc các đối tượng sử dụng phương tiện giao thông vi phạm ở mức nghiêm trọng nhưng chỉ bị trừ điểm như những đối tượng khác”, Đại biểu kiến nghị.

Cơ bản tán thành việc trừ điểm, phục hồi được GPLX, Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) nhận định, việc trừ điểm sẽ chi tiết, phân hóa được lỗi của người vi phạm, phù hợp với cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và quản lý hành chính. Song, Đại biểu đề nghị Chính phủ cần hoàn thành đồng bộ cơ sở dữ liệu định danh biển số xe liên thông vào hệ thống quản lý GPLX, nhanh chóng tích hợp với việc ứng dụng định danh điện tử để quy định này thực sự phát huy hiệu quả và mang tính khả thi cao trong thực tiễn của cuộc sống.

Điều 57 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định điểm GPLX được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý GPLX, gồm 12 điểm. Người lái xe có hành vi vi phạm phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị trừ điểm GPLX theo quy định của Chính phủ. Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm GPLX biết.

GPLX được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm bị trừ điểm gần nhất. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm, người được cấp GPLX phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm. GPLX mới đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của GPLX trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm GPLX. Dự thảo Luật giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm GPLX.

Đọc thêm

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

Đại tá Hoàng Tuấn Hiền, Phó cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao quà của Bộ Quốc phòng tặng đại biểu người có công tỉnh Hậu Giang.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.

Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

Chính phủ vừa sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành. (Ảnh: chinhphu.vn)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7, chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - 10 Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024; trẻ dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử riêng; Bộ Tài chính giảm 36 khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024.

Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình: “Tấm khiên” bảo vệ gia đình

Bộ Tiêu chí đã bao quát được hết các đối tượng cấu thành nên một gia đình hạt nhân hoặc một “đại gia đình” ở quy mô rộng lớn hơn. (Ảnh: Mai Anh Phạm).
(PLVN) - Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi mỗi người được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách. Để xây dựng và bảo vệ giá trị thiêng liêng này, Bộ VH,TT&DL đã ban hành "Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình". Đây không chỉ là “kim chỉ nam” cho các hành vi, lối sống mà còn là tấm khiên vững chắc bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Gỡ vướng về định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí

Phóng viên báo chí tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.