Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Danh mục 9 loại hàng nguy hiểm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ gồm: Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng; Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng; Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng; Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể; Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng; Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí gồm: Nhóm 2.1: Khí dễ cháy; Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại; Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Loại 4 gồm: Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy; Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5 gồm: Nhóm 5.1: Chất ôxy hóa; Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

Loại 6 gồm: Nhóm 6.1: Chất độc; Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Đồng thời, Nghị định 34/2024/NĐ-CP cũng quy định bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.

Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho.

Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất.

Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào. Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm.

Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng. Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.

Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải bảo đảm không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm

Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định, đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.

Đối với người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

Về điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, yêu cầu phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.

Đọc thêm

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

Đại tá Hoàng Tuấn Hiền, Phó cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao quà của Bộ Quốc phòng tặng đại biểu người có công tỉnh Hậu Giang.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.

Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

Chính phủ vừa sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành. (Ảnh: chinhphu.vn)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7, chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - 10 Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024; trẻ dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử riêng; Bộ Tài chính giảm 36 khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024.

Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình: “Tấm khiên” bảo vệ gia đình

Bộ Tiêu chí đã bao quát được hết các đối tượng cấu thành nên một gia đình hạt nhân hoặc một “đại gia đình” ở quy mô rộng lớn hơn. (Ảnh: Mai Anh Phạm).
(PLVN) - Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi mỗi người được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách. Để xây dựng và bảo vệ giá trị thiêng liêng này, Bộ VH,TT&DL đã ban hành "Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình". Đây không chỉ là “kim chỉ nam” cho các hành vi, lối sống mà còn là tấm khiên vững chắc bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Gỡ vướng về định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí

Phóng viên báo chí tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.