Người chạy xe ôm, xe xích lô ở Hà Nội sẽ phải xin cấp Thẻ hoạt động?

Theo đề xuất, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe xích lô phải có Thể hoạt động vận chuyển.
Theo đề xuất, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe xích lô phải có Thể hoạt động vận chuyển.
0:00 / 0:00
0:00
Theo dự thảo, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ... phải có Thẻ hoạt động vận chuyển do UBND phường, xã, thị trấn đóng dấu, xác nhận. 

UBND thành phố Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến về Quyết định Quy định sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn.

Theo điều 4 dự thảo, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy phải có kỹ năng điều khiển phương tiện, đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, mũ bảo hiểm, giấy phép lái xe phù hợp.

Ngoài ra, người hành nghề vận chuyển phải đăng ký với UBND xã, phường, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào Thẻ hoạt động vận chuyển.

Khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, CMND hoặc CCCD còn hiệu lực và Thẻ hoạt động vận chuyển.

Người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ phải đủ 16 tuổi trở lên, có sức khỏe, phải đăng ký với UBND xã, phường, xã, thị trấn để xác nhận vào Thẻ hoạt động vận chuyển.

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ và các loại xe tương tự phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định. Đồng thời, đăng ký vận chuyển hành khách (hàng hóa) với UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Đối với cá nhân kinh doanh vận chuyển phải gửi đăng ký hoạt động và Thẻ hoạt động vận chuyển đến UBND phường, xã, thị trấn nơi mình cư trú để đóng dấu xác nhận vào Thẻ hoạt động vận chuyển.

Theo điều 3, dự thảo:

Xe thô sơ gồm: Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay; Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h; Xe xích lô; Xe lăn dùng cho người khuyết tật; Xe vật nuôi kéo; Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.

2. Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.

3. Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy.

4. Các loại xe tương tự là các loại xe có cấu tạo, tính năng và công dụng gần giống các loại xe trên.

Đọc thêm

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.