Cụ thể tại dự thảo Thông tư, Bộ Y tế đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp;
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp;
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp;
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp;
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp;
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
7. Bệnh hen nghề nghiệp;
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp;
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng;
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp;
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp;
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp;
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp;
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp;
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp;
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp;
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp;
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp;
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ;
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp;
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp;
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm;
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài;
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su;
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp;
30. Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp;
31. Bệnh lao nghề nghiệp;
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
33. Bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp;
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp;
35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp;
Dự thảo nêu rõ, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời.
Bên cạnh đó, cần điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Dự thảo nêu rõ, một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.